Cuộc sống hiền hòa ở lưng đèo Hải Vân
Shark Linh hé lộ rót vốn đầu tư khởi nghiệp bằng ... niềm tin Tai nạn thảm khốc ở đèo Hải Vân Đèo Hải Vân - Cung đường “sợ nhất” ngày ấy, bây giờ! |
Trên lưng đèo Hải Vân, nhiều người bán buôn phục vụ du khách |
Trên đèo Hải Vân này có 16 hộ, cùng khoảng gần 60 người bán hàng khác, chủ yếu là buôn bán nước giải khát, hàng lưu niệm, quán ăn và một số dịch vụ khác. Còn lại khoảng 5-6 hộ sống lưng chừng đèo với vài tiệm vá xe, nước mui, bán đồ lưu niệm ngay tại những địa điểm du khách thường dừng chân ngắm cảnh và chụp hình… cuộc sống cũng nhiều vất vả. Hai bên đường, những am thờ nhỏ ngày ngày nghi ngút khói huơng tưởng nhớ những người không may thiệt mạng vì tai nạn.
Không biết từ bao giờ, khu vực đèo này đã có hàng chục người dân nghèo mưu sinh buôn bán. Từng ngày, họ trông chờ vào những chuyến xe dừng chân nghỉ ngơi chuẩn bị lên hoặc xuống đỉnh đèo để bán từng chai nước, từng điếu thuốc lá, cái bánh ít… kiếm tiền trang trải cuộc sống. Mỗi người, mỗi cảnh nhưng chung quy họ đều nghèo, nghèo nên phải mưu sinh nhọc nhằn, vất vả.
Nhiều người bỏ phố lên lưng chừng đèo dựng nhà cửa buôn bán phục vụ du khách |
Từ khi hầm đường bộ Hải Vân được đưa vào sử dụng, lượng xe cộ qua lại trên đèo đã giảm hẳn, còn lại chủ yếu là những đoàn khách du lịch, hay những xe máy, xe quá khổ, quá tải chạy trên cung đường đèo này. Cuộc sống của những hộ dân, những người buôn bán trên đỉnh đèo và lưng chừng đèo cũng chỉ dựa vào lượng khách như thế.
Một chiếc xe khách dừng lại, tài xế kiểm tra lại xe để chuẩn bị đổ đèo, ngay lập tức những tiếng mời chào “Mua bánh đi em ơi!”, “Chú ơi mua nước!”, “Mua mũ nón anh ơi…” vây quanh lấy những hành khách. Nhưng những cái lắc đầu của hành khách khiến gương mặt đang niềm nở của những người bán hàng rong bỗng trở nên buồn bã, rồi họ dồn về một góc, nhưng ánh mắt luôn hướng về phía trước với hy vọng có ai đó sẽ mua hàng giùm mình.
Một người phụ nữ 51 tuổi lên đèo “mưu sinh” bằng góc quán cóc này, bà có một cô con gái đang học cấp ba, những lúc rảnh rỗi thường ra đây phụ mẹ buôn bán. Bà cho biết: “Ban đầu cũng chật vật lắm, một ngày bán chưa được mười ngàn, lấy gì nuôi 3 đứa con đang tuổi ăn tuổi học ở nhà. Rồi cuối cùng cũng qua cả. Bây giờ khách du lịch lên đây nhiều, buôn bán cũng khấm khá hơn".
Lượng du khách lên đèo Hải Vân khá đông, nên cuộc mưu sinh của những người buôn bán ở đây cũng tạm ổn |
Chúng tôi đến đỉnh đèo, vào một quán nước bên đường ngồi, vợ chồng anh chủ quán Nguyễn Tư thân mật tâm tình: “Nhà tôi ở Phú Lộc, dưới dân đèo bắc Hải Vân, lên đây buôn bán cũng được chừng hơn chục năm trời. Hồi trước sáng vợ chồng đèo nhau lên bằng chiếc xe 81 lúc 6 giờ, ở đây đến 7 giờ tối mới về. Sau thấy bất tiện quá nên chuyển hẳn lên đây dựng nhà. Giờ quen rồi không muốn xuống nữa!”
Chiều xuống trên đỉnh đèo, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống con đường ngoằn ngoèo, như sợi dây mỏng mảnh vắt ngang sườn núi, những chuyến xe xuôi ngược chậm rãi trong non nước đẹp vô cùng. Bây giờ, đường đèo rộng rãi và rất láng mịn, đi qua con đèo này, xe chạy ro ro và ôm cua cực "ngọt" vì đường quá tốt.
Trên đỉnh đèo Hải Vân, nay trước di tích Hải Vân Quan là những hàng quán được dựng lên để bán đồ lưu niệm, ăn uống phục vụ du khách |
Chị Nguyễn Thị Gái, ở Liên Chiểu, Đà Nẵng, lên đây cũng tầm chục năm kể: “Lúc hầm Hải Vân khánh thành, cuộc sống của chúng tôi cũng khá lao đao, bởi lượng người và xe giảm hẳn, tưởng phải bỏ nghề. Nhưng rồi vì nhớ cuộc sống nơi mây ngàn gió núi này, vợ chồng con cái lại dắt díu nhau lên. Mở lại quán phở, cà phê tằn tiện sống qua ngày giữa chốn thanh tịnh yên bình này.”. Đang nói chuyện, chị Hương lại tất tả chạy đi vì có một đoàn khách sinh viên xúm xít bên quầy đồ lưu niệm của chị, nhìn những nụ cười trên nhiều khuôn mặt người dân nơi đây, chúng tôi biết cuộc sống êm đềm đã trở lại với họ.
Những chiếc lều dựng lên giữa lưng chừng đèo, nơi du khách thường dừng chân ngắm cảnh |
Hiện tại, lượng khách du lịch qua lại nơi đây tương đối đông, mỗi ngày cũng gần cả trăm đoàn, chưa tính khách đi lẻ. Trên những cung đường khúc khuỷu vờn mây, nhìn về phía nam là thành phố Đà Nẵng trẻ trung và sôi động với vịnh biển xanh ngắt trong nắng, phía bắc là bãi biển Lăng Cô yên bình hiền hòa, trên đỉnh là Hải Vân quan với những làn mây trôi lờ lững chậm rãi, rất thích hợp cho tham quan, nghỉ dưỡng, tuor đường dài, tuor địa hình… và là một trong những thắng cảnh của miền Trung nên đời sống của những người bán buôn ở lưng đèo này đã không còn vất vả như xưa.
Xem thêm
Shark Linh hé lộ rót vốn đầu tư khởi nghiệp bằng ... niềm tin Bà Thái Vân Linh (Shark Linh), TGĐ Vinroup Ventures tiết lộ những câu chuyện khởi nghiệp mà bà quyết định rót vốn đầu tư chỉ ... |
Không phải vàng, đây mới là kim loại sẽ được thèm khát nhất trong tương lai Bắt đầu được giao dịch mạnh từ 2 năm trước đây, Lithium ngày càng trở nên đắt giá trong mắt nhà đầu tư. Chỉ trong ... |
Hải Vân quan được công nhận Di tích cấp quốc gia TĐO - Đây là di tích quốc gia đầu tiên của cả nước nằm trên địa phận của quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) và huyện ... |
Đà Nẵng truy lùng biệt phủ trên núi Hải Vân Không những biệt phủ của đại gia vàng sai phạm, theo kiểm lâm Đà Nẵng, hiện trong rừng Nam Hải Vân có 49 hồ sơ ... |
Tạm dừng tháo dỡ biệt thự trái phép trên núi Hải Vân Vệc tạm dừng tháo dỡ biệt thự trên núi Hải Vân sẽ được thực hiện cho đến khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ ... |