Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp không thể thiếu những lễ vật này
Tết Táo quân ở Việt Nam và các nước châu Á có gì đặc biệt? |
Vì sao người Việt có tục cúng ông Công ông Táo? |
Cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, hàng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình chuẩn bị lễ vật, mâm cúng, ca chép dâng cúng ông Công ông Táo. Ngày này còn được dân gian gọi với cái tên là Tết Táo quân. Từ xa xưa, người Việt quan niệm rằng Táo quân là vị thần bảo vệ gia đình, và vào cuối năm, Táo quân sẽ lên thiên đình báo cáo mọi chuyện tốt xấu với Ngọc Hoàng.
Lễ vật cúng ông Công ông Táo thường gồm mũ ông Công ông Táo, mâm cỗ mặn và cá chép sống để phóng sinh.
Tuy 23 tháng Chạp mới là ngày các Táo về trời, nhưng phần lớn nhiều gia đình đã cúng từ vài hôm trước. Có thể cúng ông Công ông Táo từ ngày 20 trở đi, nhưng phải hoàn thành trước 12h ngày 23 tháng Chạp.
Mâm cúng ông Công ông Táo. (Ảnh: Nguyễn Ánh Hòa) |
Để chuẩn bị lễ cúng Táo quân, cần có ba chiếc mũ ông Công, ông Táo gồm hai chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn, một chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn. Màu sắc của mũ, áo hay hai ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Những đồ này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo.
Ngoài bộ mũ, các gia đình thường chuẩn bị 1 mâm cỗ chay hoặc cỗ mặn cùng các lễ vật khác như bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, tiền vàng và 3 con cá chép sống.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thường sẽ có các món ăn truyền thống sau:
- Thịt lợn luộc (để nguyên miếng) hoặc gà luộc cả con ngậm hoa hồng
- Món canh: có thể là canh măng, canh khoai hoặc canh mọc
- Món xào: các món rau củ xào cùng thịt lợn hoặc thịt bò
- Nem rán
- Xôi gấc (có thể là xôi tạo hình cá chép)
- Một đĩa xôi hoặc bánh chưng
- Một khoanh giò
- Một bát gạo, một đĩa muối
- Một đĩa hoa quả
- Một đĩa chè (chè kho, chè trôi nước, chè bà cốt…)
- Lễ vật đi kèm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 1 lọ hoa cúc, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 ấm chè, 3 chén rượu, 1 tập tiền, vàng mã; 1 quả cau, 1 lá trầu
Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo cũng là cách người Việt thể hiện sự biết ơn với các vị thần trong việc mang lại may mắn, hạnh phúc, sức khoẻ cho cả gia đình trong một năm. Theo GS. Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần thiết phải quá sang trọng, mâm cao cỗ đầy hay cúng bái những món vàng mã đắt tiền, quan trọng nhất là lòng thành và sự tôn kính với các vị thần.
Năm 2020, cúng ông Công ông Táo vào ngày nào, giờ nào là đẹp và chuẩn nhất? Năm 2020, nên cúng ông Công ông Táo vào ngày nào và giờ nào là đẹp và chuẩn nhất, có thể tiến hành cúng sớm ... |
Gợi ý cách chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp Mâm cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật, hương hoa, cá chép và cần được tiến hành trước 12h ngày ... |
Sai lầm cần tránh khi cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là tín ngưỡng lâu đời của Việt. Có một số lưu ý quan trọng trong quá ... |
Cúng ông Công ông Táo ở đâu? Trong nhà hay dưới bếp là chuẩn nhất? Lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm là tập tục truyền thống của người Việt. Nhiều người thắc mắc ... |