Cuba triển khai mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em trong đại dịch COVID-19
Theo kết quả các cuộc thăm dò gần đây, các nhà nghiên cứu cho biết đại dịch COVID-19 đã hạn chế cơ hội phát triển toàn diện về nhân cách của trẻ em, do ít được tham gia vào các hoạt động như vui chơi, học tập và có các tương tác xã hội với bạn bè cùng trang lứa.
Trẻ em Cuba - Ảnh tư liệu nguồn: davisenterprise.com |
Tiến sĩ Tania Peón Valdés và Yoysy Rondón Acosta, thành viên của nhóm dự án nghiên cứu về các tác động của đại dịch COVID-19 đối với quá trình phát triển thần kinh của trẻ em, nhận định những hạn chế dịch tễ đã khiến trẻ em không được đến trường và mất dần thói quen giao tiếp xã hội do tiếp xúc quá nhiều với màn hình TV, điện thoại, máy tính...
Tiến sĩ Tania Peón Valdez, chuyên gia về Tâm thần học trẻ em, cho biết Cuba ghi nhận sự gia tăng trẻ mắc chứng tự kỷ trong giai đoạn vừa qua. Bà Valdez dẫn các số liệu cho thấy Cuba hiện có 1.661 người chung sống với bệnh lý này, trong đó có 1.071 trẻ vị thành niên.
Theo tiến sĩ Rondón Acosta, nghiên cứu nói trên tập trung vào các rối loạn phổ tự kỷ và các biểu hiện ban đầu trong giai đoạn phát triển sớm, nhưng có thể tiếp diễn đến tuổi trưởng thành. Mục tiêu chung của dự án là triển khai tại bệnh viện một dịch vụ mới với các kỹ năng cần thiết để chăm sóc toàn diện cho bệnh nhi rối loạn phát triển thần kinh, cũng như gia đình và cộng đồng; một phương thức hỗ trợ nhanh chóng, toàn diện và hiệu quả, tập trung tất cả các chuyên khoa liên quan vào một chỗ, đặt các gia đình có trẻ tự kỷ ở vị trí trung tâm, tránh cho họ phải đến bệnh viện nhiều lần để hội chẩn với các bác sĩ tâm lý, bác sĩ tâm thần, nhà di truyền học, thần kinh học…
Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đề nghị mở rộng phạm vi hoạt động của mạng lưới quốc gia chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em, hiện đang được triển khai tại 4 trung tâm cấp vùng thuộc các tỉnh Santiago de Cuba, Holguín, Villa Clara và Cárdenas-Matanzas.
Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, ước tính trên thế giới cứ 100 người thì có 1 người tự kỷ. Rối loạn phổ tự kỷ là một dạng khuyết tật thường phát triển suốt đời do rối loạn hệ thần kinh gây ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ. Trẻ tự kỷ có những biểu hiện kém tương tác xã hội, bất thường về ngôn ngữ, giao tiếp và hành vi. Số lượng người mắc căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng.
Quảng Trị hợp tác triển khai cải thiện sức khỏe và chất lượng sống của người khuyết tật Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị vừa có buổi làm việc với đoàn công tác của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Trung tâm Sáng kiến Sức khoẻ và Dân số (C.CIHP) về hợp tác triển khai Dự án hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của Người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam (Dự án Hòa nhập 1). |
Sóc Trăng: Triển khai vận động xây dựng mái ấm cho gần 2.000 hộ nghèo Sóc Trăng phấn đấu vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 1.972 hộ nghèo trên địa bàn, ước tính kinh phí thực hiện khoảng 98,6 tỷ đồng. |