COVID-19 khiến người dân Hàn Quốc được trẻ hơn 1 tuổi
Nguyễn Thuận 14/04/2022 06:00 | Chuyện đó đây


Người dân Hàn Quốc có thể sẽ được trẻ hơn một tuổi so với trên giấy khai sinh nếu Tổng thống đắc cử Yoon Suk-yeol thành công trong việc xóa bỏ khái niệm “tuổi Hàn Quốc”, vốn là phương pháp tính tuổi truyền thống được áp dụng tại quốc gia này từ lâu nay.
![]() |
Cách tính tuổi theo phương pháp truyền thống của Hàn Quốc đang gây ra nhiều bất cập cho người dân. Ảnh: All Kpop |
“Những cách tính tuổi khác nhau đã và đang khiến Hàn Quốc phải đối mặt với nhiều bất cập không cần thiết cả về khía cạnh kinh tế, xã hội, pháp lý và các dịch vụ công. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải chuẩn hóa cách tính tuổi cho công dân của mình”, ông Lee Yong-ho, một quan chức cấp cao của chính phủ Hàn Quốc nói với hãng tin Yonhap News.
Hiện cách tính tuổi phổ biến ở Hàn Quốc chính là việc một đứa trẻ ngay lúc sinh ra đã được ghi nhận là 1 tuổi, và khi bước sang ngày đầu tiên của tết Dương lịch thì mặc nhiên được cộng thêm một tuổi mà không phụ thuộc vào ngày sinh nhật của đứa bé.
Lý do là vì hệ thống tính tuổi của nước này xem 9 tháng thai nhi nằm trong bụng mẹ đã được làm tròn là 1 tuổi. Đây là cách tính tuổi không theo hệ thống tính tuổi quốc tế mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đang áp dụng.
![]() |
Ngay khi mới sinh ra, trẻ em Hàn Quốc đã được tính là 1 tuổi. Ảnh: Ahn Young-joon/AP |
Tuy nhiên, kể từ khi xảy ra đại dịch COVID-19 thì cách tính tuổi truyền thống của Hàn Quốc bắt đầu bộc lộ nhiều bất cập nảy sinh trong thực tế, nhất là khi cơ quan y tếnước này sử dụng cả hệ thống tính tuổi quốc tế lẫn cách tính tuổi truyền thống để xác định độ tuổi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân, đặc biệt là trẻ em.
“Vấn đề sẽ không còn phức tạp nữa nếu chúng ta sử dụng chung một hệ thống tính tuổi chuẩn theo thông lệ quốc tế”, ông Lee cho biết, và nói thêm rằng, việc thay đổi cách tính tuổi sẽ bắt đầu được áp dụng vào đầu năm 2023 nếu được Quốc hội Hàn Quốc phê chuẩn.
![]() |
Ông Lee Yong-ho, phụ trách các vấn đề chính trị, dịch vụ pháp lý và cộng đồng Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap |
Kết quả thăm dò dư luận được tổ chức HanKook Research thực hiện trên 1.000 người dân Hàn Quốc cho thấy, cứ 10 người được hỏi thì có 7 người ủng hộ sự thay đổi này.



Đáng chú ý
Long trọng kỷ niệm 75 năm Ngày độc lập của nước Cộng hoà Ấn Độ

Bài viết mới
Kinh nghiệm các nước trong kiểm soát, quản lý mạng xã hội

Đại dịch COVID-19 chỉ là sự khởi đầu cuộc chiến chống virus

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |