Công suất năng lượng tái tạo trên thế giới tăng 50% trong năm 2023
Năng lượng tái tạo đang phát triển mạnh mẽ ở Australia Australia gần đây đã đưa ra gói ngân sách liên bang năm tài chính 2023-2024, trong đó bao gồm cam kết đầu tư tăng thêm 4 tỷ đô la Australia (AUD) cho kế hoạch đưa nước này trở thành siêu cường về năng lượng tái tạo. |
Doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm đầu tư, phát triển năng lượng tái tạo tại Bạc Liêu Chiều 29/11, ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cùng đại diện lãnh đạo sở, ngành liên quan đã có buổi tiếp bà Susan Burns - Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh. |
Theo báo cáo của IEA, năng lượng mặt trời chiếm 3/4 công suất năng lượng tái tạo mới được lắp đặt trên toàn thế giới vào năm ngoái. Sự tăng trưởng ngoạn mục này giúp các chính phủ đáp ứng cam kết tại hội nghị khí hậu COP28 của Liên hợp quốc hồi tháng 11/2023 là tăng gấp 3 công suất năng lượng sạch vào năm 2030 nhằm giảm đáng kể mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
Mức tăng trưởng lớn nhất diễn ra ở Trung Quốc, nước này đã vận hành năng lượng mặt trời năm 2023 ngang bằng với sản lượng năng lượng của toàn thế giới vào năm 2022. Trong khi đó, công suất bổ sung năng lượng gió của Trung Quốc tăng 66% so với năm 2022.
Công nhân kiểm tra nhà máy điện mặt trời ở Hải An (Trung Quốc) |
Giám đốc IEA Fatih Birol ghi nhận, tốc độ tăng trưởng công suất lắp đặt kỷ lục trên khắp châu Âu, Mỹ và Brazil đã đưa năng lượng tái tạo đi đúng hướng để vượt qua than, trở thành nguồn sản xuất điện lớn nhất toàn cầu vào đầu năm 2025. IEA dự báo đến năm 2028, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ chiếm hơn 42% tổng sản lượng điện toàn cầu. Tăng trưởng công suất năng lượng tái tạo sẽ bùng nổ trong 5 năm tới.
Ông Birol nhận định, năng lượng gió và năng lượng mặt trời trên đất liền hiện nay rẻ hơn so với các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch mới, cũng như các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch hiện có ở hầu hết các quốc gia. Tuy nhiên, thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế là nhanh chóng tăng cường hỗ trợ tài chính và triển khai năng lượng tái tạo ở hầu hết các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Việc đạt được mục tiêu tăng công suất năng lượng tái tạo từ mức gần 3.400 GW của năm 2022 lên mức 11.000 GW đến năm 2030 hoàn toàn phụ thuộc vào điều này.
Theo IEA, đầu tư vào năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục 1.300 tỷ USD trong năm 2022 nhưng con số đó cần phải tăng lên khoảng 5.000 tỷ USD mỗi năm mới có thể đáp ứng mục tiêu chính của Hiệp định Paris về hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất ở 1,5 độ C so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp. Tổng cộng, thế giới cần khoảng 35.000 tỷ USD cho công nghệ chuyển đổi vào năm 2030, bao gồm nâng cao hiệu quả, điện khí hóa, mở rộng lưới điện và tính linh hoạt.
Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ hỗ trợ xây dựng ngành công nghiệp năng lượng tái tạo Chiều 9/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về khí hậu John Kerry đang thăm làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Thủ tướng đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ và hợp tác với Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những chương trình, dự án cụ thể. |
Đảo Tilos - Hòn đảo đầu tiên tự cung cấp điện năng từ năng lượng tái tạo Đảo Tilos xinh đẹp ở biển Aegean (Hy Lạp) trở thành hòn đảo đầu tiên trên thế giới tự cung cấp điện năng hoàn toàn từ nguồn năng lượng tái tạo và không rác thải. |