Có trụ kéo điểm, VN-Index đóng cửa cao nhất phiên
Tài khoản chứng khoán mở mới về mức đáy trong hơn 3 năm Nhà đầu tư trong nước đã mở mới 22.740 tài khoản chứng khoán trong tháng 4, giảm hơn 16.800 tài khoản so với tháng trước và là mức thấp nhất trong vòng hơn 3 năm kể từ tháng 2/2020. |
VDSC: Thị trường giảm điểm sẽ là điểm mua tiềm năng Chứng khoán Rồng Việt nhận định, cần thời gian để những tác động của những chính sách bắt đầu “ngấm” vào các hoạt động kinh tế. Do đó, VDSC kỳ vọng thị trường vẫn duy trì xu hướng chính là đi ngang trong tháng 5, dao động trong vùng 1.020-1.080 điểm. |
Định vị thị trường
VN-Index có thể đã bắt kịp được khá nhiều chỉ số chứng khoán châu Á nếu như nhận được sự ủng hộ từ các cổ phiếu Bluechips trong các phiên vừa qua. Nếu như ở phiên hôm nay, các chỉ số CSI 300 (-1,33%), SHCMP (-1,12%) điều chỉnh phiên thứ 4 liên tiếp thì trái lại VN-Index lại có phiên tăng điểm với biên độ gần 1%.
Tính trong vòng 5 phiên trở lại, chỉ số đã có được 4/5 phiên điểm. Tuy nhiên, cách đi lên của chỉ số là khá từ tốn và vẫn còn cách đường MA200 khoảng 20 điểm. Trong khi đó, SHCMP vẫn đang có xu hướng tăng dài hạn bất chấp các diễn biến điều chỉnh liên tục. Được biết, cung tiền M2 của Trung Quốc trong tháng 4 tăng 12,4% so với cùng kỳ, giảm nhẹ do các điều kiện tài chính được cho là đang thắt chặt.
Khối ngoại mua ròng giá trị không đáng kể
Khối ngoại hôm qua đã trở lại mua ròng và ít nhất trong phiên hôm nay họ cũng chưa vội chuyển hướng giao dịch. Giá trị mua ròng cuối phiên vẫn ở mức dương với giá trị là không đáng kể, đạt gần 2 tỷ đồng.
Ở cả 2 chiều, quy mô giao dịch của khối ngoại đều rất dàn trải, cụ thể họ bán ra VPB (-48,5 tỷ đồng), VNM (-34,6 tỷ đồng), CTG (-31,81 tỷ đồng) trong khi mua vào HPG (+37,81 tỷ đồng), VND (+34,9 tỷ đồng), KBC (+28,78 tỷ đồng). Theo thống kê, HPG (+2.906 tỷ đồng) và HSG (+907 tỷ đồng) là 2 cổ phiếu được khối ngoại mua mạnh nhất kể từ đầu năm 2023.
Nhìn chung, đây vẫn là quãng giao dịch chững lại của dòng tiền ngoại sau giai đoạn đã liên tục rút tiền. Sự thể hiện của tiền nội vẫn cho thấy những nỗ lực rất đáng ghi nhận. Theo thống kê, phiên hôm nay là phiên thứ 3 liên tiếp quy mô của HOSE đạt trên mức bình quân 20 phiên.
Các Bluechips tham gia, chỉ số đóng cửa cao nhất phiên
Điểm khác biệt của phiên hôm nay so với phiên ngày thứ Năm là có sự can thiệp rõ rệt của các Bluechips như VHM (+4,2%), SSI (+3,8%), HPG (+2,8%), VIC (+2,4%), VCB (+2%). Đây là điều hoàn toàn đã không xuất hiện ở phiên hôm qua dù dòng tiền đã rất lan tỏa vào nhiều ngóc ngách của thị trường.
Nhóm Bất động sản không có sự hưng phấn như các phiên trước khi phần lớn các mã chỉ tăng dưới 2% như TDC (+1,8%), KDH (+1,2%), NLG (+1,5%), DXG (+1%), DIG (+1%) nhưng việc VIC và VHM cùng xuất hiện kịp thời sẽ là sự kiện giữ "lửa" cho cả nhóm.
Trong khi đó, các mã Ngân hàng thể hiện sự ủng hộ thị trường bằng VCB cùng STB (+1,5%), HDB (+1%), MBB (+0,8%), STB (+0,7%). Nhóm Chứng khoán là nhóm có sự đồng đều nhất với nhiều mã tăng trên 2% như FTS (+3,7%), HCM (+2%), VCI (+2%), AGR (+2,9%), VIX (+5,8%), CTS (+2,3%) trong đó VIX lần đầu tiên đóng cửa ở mệnh giá kể từ tháng 9/2022.
So với nhóm Chứng khoán, các cổ phiếu Đầu tư công có phần kém ấn tượng hơn do đã dồn sức vào nhịp tăng đầu năm. Dù vậy, với triển vọng giải ngân đầu tư công đang khả quan, nền tảng giá của nhóm này vẫn đang được giữ rất tốt. FCN (+6,8%) đã gây sự chú ý phiên tăng trần trong khi LCG (+3,2%), VCG (+1,8%), HHV (+1,5%) cũng có trạng thái khả quan.
Chốt phiên giao dịch, HOSE có 50% mã tăng giá, chỉ số đóng cửa với mức tăng 0,93% lên 1.066,9 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt 11.973 tỷ đồng.
Trên HNX và UPCoM, các cổ phiếu khả quan nhất là APS (+4,08%), MBS (+1,16%), PLC (+4,24%), C4G (+3,91%), MSR (+7,8%). 2 chỉ số đại diện cũng đều có kết quả khả quan: HNX-Index tăng 0,32% trong khi UPCoM-Index tăng 1,16%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.100 tỷ đồng.
Tiền nội chủ động làm nóng thị trường, có cổ phiếu đạt thanh khoản cao nhất 9 tháng Phiên giao dịch hụt hẫng hôm qua đã được dòng tiền nội xua tan đi các nỗi lo khi thanh khoản nhanh chóng vụt tăng qua mức bình quân 20 phiên. Nhiều cổ phiếu thậm chí còn ghi nhận hiện tượng bùng nổ theo đà khi đóng cửa. |
Tiền ngoại quay lại, thị trường chỉ thiếu các mảnh ghép Bluechips Phiên giao dịch thứ 2 liên tiếp, HOSE duy trì được trạng thái thanh khoản trên mức bình quân 20 phiên. Khối ngoại cũng trở lại với quy mô mua ròng trên 120 tỷ đồng. Tuy nhiên, do thiếu sự dẫn dắt của Bluechips, các tín hiệu tích cực chưa chuyển hóa thành kết quả rõ rệt. |