Cổ phiếu SAB tăng mạnh dù chịu sức ép từ luật phòng, chống tác hại của rượu bia
Soi sức khỏe cổ phiếu bất động sản: Khi nội lực lên tiếng |
Các quỹ ETF dự kiến mua ròng hơn 4,2 triệu USD cổ phiếu ROS |
Cổ phiếu SAB bất ngờ tăng mạnh trong 2 phiên giao dịch gần đây - Ảnh minh hoạ |
Tuy Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100 đã bắt đầu có hiệu lực được gần 10 ngày nhưng trái với dự đoán, nhiều tín hiệu tích cực lại xuất hiện trên thị trường cổ phiếu đối với các mã cổ phiếu Bia - Rượu.
Chỉ trong 2 ngày 9-10/1 cổ phiếu SAB của Sabeco bất ngờ tăng mạnh tới gần 4% (khoảng 8.000 đồng/cổ phiếu). Đỉnh điểm là khoảng 11 giờ ngày 10/1, cổ phiếu SAB tăng mạnh tới 7.500 đồng/cổ phiếu đạt đỉnh 234,500 đồng/cổ phiếu. Đây là mức giá cao nhất trong nhiều tháng trở lại đây. Tính trung bình trong tuần qua, cổ phiếu SAB vẫn giữ mức tăng tới 3,39%. Đây là con số đặc biệt ấn tượng khi mã cổ phiếu này đã có 1 năm 2019 không thành công khi sụt giảm tới 4,45% giá trị.
Tuy nhiên, với mức giá mua lại cổ phần Sabeco cao "ngất ngưởng" 320.000 đồng/cổ phiếu thì tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi (ThaiBev) vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Ngoài mức giá cao thì khối lượng giao dịch của SAB cũng tăng đột biến |
Trái ngược hoàn toàn với sắc xanh của SAB, Habeco với thương hiệu Bia Hà Nội liên tiếp trải qua những phiên giao dịch giá cổ phiếu sụt giảm. Sau 5 phiên giao dịch gần nhất, mã cổ phiếu BHN của Habeco giảm từ mức 78.000 đồng/ cổ phiếu xuống chỉ còn 74.000 đồng/cổ phiếu (tại thời điểm 14h ngày 10/1).
Với mức giá này, giá trị cổ phiếu BHN do cổ đông chiến lược của Habeco là tập đoàn Carlsberg sở hữu đã giảm xuống mức hơn 3.000 tỷ đồng.
Carlsberg hiện nắm giữ 17,51% cổ phần tại Habeco, tương đương hơn 40,5 triệu cổ phiếu và là cổ đông lớn thứ hai sau Bộ Công Thương (81,79%).
Cổ phiếu BHN đỏ sàn trong 5 phiên giao dich liên tiếp |
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ doanh nghiệp sản xuất rượu bia nào công bố các số liệu của việc ảnh hưởng sau khi Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100 đã bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá đây sẽ là giai đoạn hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.
Để thích nghi xu thế, các doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển mình, thay đổi từ kinh doanh theo cách truyền thống sang kinh doanh mới cũng như cung cấp thêm nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.
Trong một báo cáo mới đây, Công ty chứng khoán SSI (SSI Research) phân tích, do ảnh hưởng của luật phòng chống tác hại rượu bia, sản lượng tiêu thụ bia trong năm 2020 sẽ không đạt được mức tăng trưởng 2 con số như năm 2019 mà sẽ chỉ vào khoảng 6-7%. SSI nhấn mạnh, Quốc hội đã thông qua luật phòng chống tác hại của rượu bia, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Các biện pháp giảm tiêu thụ rượu bia bao gồm: cấm quảng cáo trong các sự kiện và trên các phương tiện truyền thông trong khung thời gian cụ thể, cấm bán hàng tại các địa điểm công cộng cụ thể như bệnh viện và trường học; cấm bán cho người dưới 18 tuổi; và cấm lái xe sau khi uống rượu bia. Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ gia tăng các chương trình giáo dục cộng đồng để giáo dục cho người tiêu dùng về tác động tiêu cực của việc uống quá nhiều đố uống có cồn đối với cuộc sống hàng ngày của người dân. SSI nhận định rằng điều này sẽ tác động đến sản lượng tiêu thụ của toàn ngành, các thương hiệu nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, trong khi các thương hiệu hàng đầu thị trường như Sabeco và Heineken, những thương hiệu đã quen thuộc với người tiêu dùng, sẽ chịu ảnh hưởng ít hơn. |
Hà Nội: Xử phạt nồng độ cồn, số vụ tai nạn giao thông giảm hẳn Theo Công an TP Hà Nội, sau 1 tuần thực hiện xử phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông, ... |
Ép nhau uống rượu bia có thể bị phạt 1-3 triệu Theo Dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, hành vi ép buộc người khác uống rượu, ... |
Phạt nặng tài xế lái xe sau khi uống rượu bia: Chuyện đâu chỉ ở Việt Nam Không chỉ ở Việt Nam, lái xe sau khi uống rượu bia sẽ bị xử phạt nghiêm khắc ở nhiều nước trên thế giới. |