Chuyên gia Australia, quan chức Philippines phản đối Trung Quốc đòi quản lý Hoàng Sa và Trường Sa
Mọi hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phải được sự cho phép của Việt Nam |
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có bao nhiêu đảo? |
Tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu cá Philippines trong một sự cố ở biển Đông (Ảnh: AP) |
Nhà phân tích về Biển Đông của Trường Đại học New South Wales (Úc), Giáo sư Carl Thayer, gọi hành động mới đây của Trung Quốc là "khiêu khích", "bất hợp pháp" và không có cơ sở theo luật pháp quốc tế. Chuyên gia này nhấn mạnh: "Luật pháp quốc tế không công nhận chủ quyền có được thông qua hành động xâm chiếm".
Động thái của Bắc Kinh cũng vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã được Trung Quốc và các thành viên ASEAN ký kết vào năm 2002.
Ông Thayer đề cập đến Đoạn 5 của DOC, trong đó nêu rõ: "Các bên cam kết tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có khả năng làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp cũng như ảnh hưởng đến hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông".
Chuyên gia này nhận định: "Hành động đơn phương của Trung Quốc làm phức tạp nghiêm trọng tình hình khu vực và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông".
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert Del Rosario (Ảnh: Philippine Star) |
Về vấn đề này, Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Del Rosario cho hay: "Chúng tôi thúc giục chính phủ phản đối hành động gần đây của Trung Quốc, đó là cách làm đúng đắn của chúng ta về vụ tàu cá Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm hôm 8/4".
Ông Del Rosario cũng cáo buộc Trung Quốc lợi dụng thời điểm các nước đang đối phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (COVID-19) để theo đuổi những yêu sách chủ quyền phi pháp trên biển Đông, gây tổn hại cho các nước ASEAN cũng như cộng đồng quốc tế.
Ông Del Rosario từng đảm trách vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông hồi năm 2016 ra Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở Hà Lan và giành chiến thắng.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông, bồi đắp các đảo nhân tạo trái phép, xây dựng các căn cứ quân sự, đường băng và triển khai các tên lửa đất đối không bất hợp pháp.
Hôm 19/4, trước việc Trung Quốc ngày 18/4 thông báo thành lập cái gọi là "quận Tây Sa" (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và "quận Nam Sa" (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại "thành phố Tam Sa", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
"Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới"-bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hủy bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai".
Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động bất hợp pháp Tối 19/4, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) ra thông cáo về việc Trung Quốc ngang nhiên thành lập bất hợp pháp chính ... |
Bộ Ngoại giao: Việt Nam phản đối cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc Người phát ngôn Bộ Ngoại giao phát biểu Việt Nam phản đối mạnh mẽ Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”. |
Xoá Trường Sa, Hoàng Sa khỏi bản đồ Việt Nam, Facebook nói gì? Nếu lựa chọn thiết lập khu vực Việt Nam, người dùng Facebook không thấy quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên bản đồ. Nếu ... |