Chuyên gia Ấn Độ đánh giá tích cực về tốc độ tăng trưởng của Việt Nam
Các chuyên gia của OctaFX đánh giá, dự báo thế nào về triển vọng của các nền kinh tế trong năm 2023?
Các sự kiện năm 2022 đã làm rung chuyển thế giới và thị trường tài chính. Sự gia tăng căng thẳng địa chính trị và lạm phát cao kỷ lục ở hầu hết các nền kinh tế phát triển đã có tác động mạnh, tiêu cực đến thị trường, dẫn đến các đợt tăng lãi suất chưa từng có, khủng hoảng năng lượng và những thay đổi lớn trong dòng chảy thương mại toàn cầu.
|
Liên hợp quốc đánh giá cao sự tham gia tích cực, đạt kết quả tốt của Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình
Ngày 16/1, tại trụ sở LHQ ở New York, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) đã có cuộc gặp với ông Jean-Pierre Lacroix, Phó Tổng thư ký LHQ. Cuộc gặp nhằm tiếp tục trao đổi về các biện pháp thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và LHQ trong các hoạt động hòa bình, đặc biệt sau khi Phó Tổng thư ký Lacroix có chuyến thăm Việt Nam.
|
Thu hoạch lúa tại cánh đồng liên kết phục vụ xuất khẩu ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Trang moderndiplomacy.eu vừa đăng bài phân tích của Giáo sư Pankaj Jha thuộc Đại học O.P Jindal Global (Ấn Độ) đưa ra đánh giá tích cực về tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.
Theo Giáo sư Jha, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang tăng tốc và ngành nông nghiệp đã và đang đảm bảo an ninh lương thực cho người dân Việt Nam. Lĩnh vực này cũng đem về cho đất nước lượng ngoại hối giá trị hơn 48 tỷ USD.
Một trong những thành tựu khác của Việt Nam là sự gia tăng tuổi thọ và bảo hiểm y tế toàn dân bao phủ hơn 87% dân số.
Giáo sư Jha cho rằng dân số Việt Nam trẻ và đang tự thích nghi với nền kinh tế kỹ thuật số. Việt Nam đang xây dựng các nền tảng cốt lõi để trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế khu vực, tạo điều kiện cho tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực.
Cũng theo Giáo sư Jha, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam khá mạnh và đã đạt được gần 27,72 tỷ USD năm 2022. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp giảm và lạm phát ở mức dưới 5% cho thấy các quyết định dài hạn mà Việt Nam đưa ra khi thực hiện công cuộc Đổi mới vào năm 1986 đã mang lại kết quả.
Các công ty lớn trong ngành sản xuất giày dép, điện tử và di động đã đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam và một số công ty đã chuyển cơ sở sang Việt Nam.
Môi trường kinh tế thuận lợi được cải thiện đã được các công ty như Adidas, Nike và Samsung đánh giá cao.
Nhờ sự phát triển của các loại công nghệ kỹ thuật số mới và nhận thức của người tiêu dùng tốt hơn, Việt Nam đang chuẩn bị cho động lực lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Việt Nam đang tạo ra những thay đổi sâu rộng trong nền kinh tế dựa trên kỹ thuật số và chú trọng hơn vào phát triển khoa học và công nghệ.
Tác giả bài viết nhấn mạnh những yếu tố tạo nên tăng trưởng ấn tượng của kinh tế Việt Nam là việc tự do hóa thương mại, cải thiện điều kiện thuận lợi trong kinh doanh, đầu tư vào nguồn nhân lực và đặc biệt là một nền chính trị ổn định.
Chuyên gia châu Âu đánh giá tích cực về quan hệ EU-ASEAN
Giám đốc DRIS Pierre Gréga cho biết Việt Nam cần tận dụng quan hệ tốt đẹp với hầu hết các nước thành viên EU hiện nay để thúc đẩy sự hợp tác giữa ASEAN và EU.
|
Thủ tướng Lào đánh giá cao sự hỗ trợ của Việt Nam về nông nghiệp
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Lào, trưa 28/12 tại thủ đô Viêng Chăn, Đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu đã đến chào xã giao Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh.
|