Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
10:44 | 16/09/2022 GMT+7

Chung tay bảo vệ sự sống trên Trái đất

aa
Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết về Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, nâng cao nhận thức và truyền tải các thông điệp về bảo vệ tầng ô-dôn tới các cấp, các ngành, cộng đồng và toàn xã hội.
Quyền tiếp cận môi trường lành mạnh là một quyền con người toàn cầu Quyền tiếp cận môi trường lành mạnh là một quyền con người toàn cầu
Indonesia kêu gọi các nước G20 chung tay cắt giảm khí thải Indonesia kêu gọi các nước G20 chung tay cắt giảm khí thải
Chú thích ảnh
Dự án điện gió và điện mặt trời tại xã Lợi Hải và Bắc Phong (Thuận Bắc) được triển khai nhanh nhờ sự hỗ trợ lớn của tỉnh Ninh Thuận. Ảnh minh họa: Minh Hưng/TTXVN

Năm 2022, với chủ đề “Chung tay bảo vệ sự sống trên trái đất”, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bên liên quan tổ chức một số hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn, đóng góp đáng kể vào sự thành công của Nghị định thư Montreal trong việc bảo vệ tầng ô-dôn, bảo vệ sự sống trên Trái đất.

Kiểm soát chặt các chất gây hại tầng ô dôn

Cách đây 35 năm, khi thế giới phát hiện ra rằng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được sử dụng trong các bình xịt aerosols và các thiết bị làm lạnh đã tạo ra một lỗ hổng trên bầu trời, các quốc gia trên thế giới đã nỗ lực hợp tác để loại bỏ dần các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Giờ đây, sự suy giảm tầng ô-dôn đã được ngăn chặn và đang dần phục hồi, tiếp tục bảo vệ nhân loại khỏi bức xạ tia cực tím của mặt trời. Hàng triệu người đã được bảo vệ khỏi ung thư da và đục thủy tinh thể, giúp duy trì các hệ sinh thái quan trọng, bảo vệ sự sống trên trái đất, góp phần làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu. Nếu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn không bị cấm, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm 2,5°C vào cuối thế kỷ này.

Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Tăng Thế Cường cho biết, bên cạnh những nỗ lực loại trừ thành công các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, con người đang phải đối mặt với thách thức mới gắn liền với xu hướng gia tăng sử dụng các chất có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu cao - các chất HFC, là những chất được sử dụng để thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-dôn trong các lĩnh vực liên quan như sản xuất điều hòa không khí, xốp, thiết bị lạnh, lĩnh vực sửa chữa bảo dưỡng thiết bị lạnh, mỹ phẩm, dập cháy....

Bản sửa đổi, bổ sung Kigali thuộc Nghị định thư Montreal ra đời năm 2016 thể hiện cam kết của các quốc gia trong việc cắt giảm dần các chất hydrofluorocarbon (HFC) - một động thái có thể tránh sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu (0,4°C) vào cuối thế kỷ này. Nghị định thư Montreal và Bản sửa đổi, bổ sung Kigali đang tích cực hỗ trợ thế giới áp dụng công nghệ làm mát thân thiện với khí hậu và tiết kiệm năng lượng.

Cùng với cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã nỗ lực triển khai các hoạt động nhằm bảo vệ tầng ô-dôn, kiểm soát và loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (CFC, Halon, CTC, HCFC, Methyl Bromide), chất gây hiệu ứng nhà kính (HFC).

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với các bên liên quan xây dựng Kế hoạch quản lý loại trừ các chất được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal. Một trong những bước tiến mạnh mẽ trong công tác quản lý bảo vệ tầng ô-dôn là việc nội luật hóa các quy định về bảo vệ tầng ô-dôn tại Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật gồm: Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022 của Chính phủ quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn; Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT ngày 7/1/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nghị định đã đề ra các nội dung cơ bản về lộ trình quản lý, loại trừ các chất theo trách nhiệm và nghĩa vụ của Việt Nam thực hiện Nghị định thư Montreal; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các chất được kiểm soát; quy định nguyên tắc quản lý và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong quản lý các chất được kiểm soát.

Theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát bao gồm: Bromochloromethane, Carbon tetrachloride (CTC), Chlorofluorocarbon (CFC), Halon, Hydrobromofluorocarbon (HBFC), Hydrochlorofluorocarbon (HCFC), Methyl bromide, Methyl chloroform.

Đáng chú ý, Nghị định đã quy định tổ chức sản xuất, nhập khẩu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát; sở hữu thiết bị có chứa các chất được kiểm soát, “bắt buộc thực hiện thu gom các chất được kiểm soát khi không còn sử dụng trong thiết bị, sản phẩm từ ngày 1/1/2024”.

Cũng theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trước ngày 31/12/2023.

Nội dung chính của Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát bao gồm: Đánh giá hiện trạng sử dụng, quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát; dự báo xu hướng thay đổi; mục tiêu, lộ trình, chỉ tiêu của kế hoạch; loại và tổng lượng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo giai đoạn và theo lĩnh vực sử dụng; biện pháp quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, các bên liên quan trong tổ chức thực hiện, triển khai kế hoạch.

Trong giai đoạn 2020 - 2025, Việt Nam cần thực hiện loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC (tương đương với hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC chỉ còn 2.600 tấn, giảm 1.000 tấn so với giai đoạn trước); giảm dần trong giai đoạn sau đó cho đến khi chấm dứt nhập khẩu các chất HCFC vào năm 2040.

Hiện nay, Việt Nam đang từng bước hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này. Những tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất và nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal sẽ được xem xét phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát. Việc phân bổ hạn ngạch với các chất HCFC đã chính thức được áp dụng từ thời điểm Nghị định số 06/2022/NĐ-CP có hiệu lực.

Hoạch định nhiều giải pháp dài hạn

Với cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 đã đặt mục tiêu Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng "0". Trong lĩnh vực môi chất lạnh và các chất được kiểm soát để bảo vệ tầng ô dôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất các nội dung đóng góp vào quá trình đạt được mục tiêu này, bao gồm quản lý tòa nhà và quản lý môi chất lạnh trong phát thải trực tiếp.

Theo Cục trưởng Tăng Thế Cường, quá trình triển khai thực thi pháp luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường song hành với quá trình phổ biến và hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thí điểm chuyển đổi công nghệ, giúp doanh nghiệp định hướng để họ điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp nhất. Mới đây nhất, Dự án quản lý, loại trừ các chất gây suy giảm tầng ô dôn giai đoạn 2, Cục Biến đổi khí hậu đã hỗ trợ 6 doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất điều hòa không khí, thiết bị lạnh và sản xuất xốp loại trừ tiêu thụ HCFC.

Về đào tạo nguồn nhân lực, trên cơ sở Bản ghi nhớ hợp tác đã ký kết giữa các bên vào tháng 10/2021, Cục Biến đổi khí hậu phối hợp với Hội Khoa học kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí, Viện Khoa học công nghệ Nhiệt - Lạnh triển khai hoạt động đào tạo giảng viên nguồn, tập huấn dành cho cán bộ kỹ thuật đến từ các trường cao đẳng, trung cấp nghề và các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị lạnh trên cả nước. Đến nay, Cục đã tổ chức đào tạo giảng viên nguồn cho hơn 70 giảng viên đến từ các trường cao đẳng, trung cấp nghề; tập huấn cho hơn 1.100 kỹ thuật viên từ các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng trên cả nước; cung cấp trang thiết bị giảng dạy cho 65 trường cao đẳng nghề, đồ nghề sửa chữa cho 100 cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị lạnh và điều hòa không khí, thiết bị dò ga cho 10 doanh nghiệp sử dụng thiết bị lạnh công nghiệp phục vụ quản lý rò rỉ HCFC-22 trong quá trình sản xuất.

Về hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi công nghệ không sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, từ năm 2019 đến nay, Cục Biến đổi khí hậu đã hoàn thành xây dựng và đang thực hiện các tiểu dự án chuyển đổi công nghệ trong một số lĩnh vực: sản xuất thiết bị lạnh (Công ty Phương Nam, Công ty SAREE), sản xuất xốp (Công ty Yantai Moon, Công ty SAREE, Trần Hữu Đức, Công ty Đa Linh, Tân Á Hưng Yên), sản xuất điều hòa không khí (Công ty Nagakawa và Hòa Phát); thiết lập trạm trộn (Công ty Vật liệu xanh). Tiểu dự án thực hiện tại Công ty Phương Nam, Công ty SAREE đã hoàn thành và đi vào hoạt động.

Nhằm thực hiện các biện pháp thúc đẩy hoạt động về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, Nghị định 06/2022/NĐ-CP đã quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường là đầu mối quốc gia thực hiện các công ước, điều ước quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn, có trách nhiệm chủ trì đàm phán xây dựng, triển khai thực hiện, cung cấp thông tin về tình hình thực hiện các cơ chế, phương thức hợp tác theo quy định của các điều ước quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn mà Việt Nam là thành viên.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác song phương, đa phương về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành có liên quan triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn bảo đảm các mục tiêu quốc gia, ngành, lĩnh vực theo từng giai đoạn.

Bên cạnh đó, Nghị định quy định các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực, nhận thức của cộng đồng, huy động sự tham gia của nhân dân về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Các biện pháp tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức gồm: tăng cường năng lực cho các cán bộ quản lý nhà nước về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn; đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách về kiểm kê khí nhà kính; đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho các cơ sở, ngành và địa phương; kỹ thuật viên thực hiện lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị có chứa các chất được kiểm soát; phổ cập nội dung giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn thông qua hệ thống giáo dục các cấp và các phương tiện thông tin đại chúng; đưa nội dung thúc đẩy các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn vào hoạt động của các hội khoa học kỹ thuật, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức khác; tổ chức các phòng trưng bày sản phẩm, công nghệ, tổ chức các cuộc thi sáng tạo về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn...

Ngày Trái đất 22/4/2022: Hãy đầu tư vào hành tinh của chúng ta Ngày Trái đất 22/4/2022: Hãy đầu tư vào hành tinh của chúng ta
Sự sống trên Trái Đất có thể bắt nguồn từ ngoài vũ trụ Sự sống trên Trái Đất có thể bắt nguồn từ ngoài vũ trụ

Theo Hoàng Nam/TTXVN
Nguồn: baotintuc.vn

Tin bài liên quan

Ngày Trái đất 2024: Chống rác thải nhựa, bảo vệ hành tinh

Ngày Trái đất 2024: Chống rác thải nhựa, bảo vệ hành tinh

Với chủ đề “Hành tinh chống lại nhựa”, Ngày Trái đất (22/4/2024) tập trung vào mối đe dọa mà nhựa gây ra cho môi trường. Qua đó, đặt mục tiêu giảm 60% sản lượng nhựa vào năm 2040.
Bảo vệ tầng ozone để bảo vệ khí hậu Trái Đất

Bảo vệ tầng ozone để bảo vệ khí hậu Trái Đất

Hưởng ứng Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozone năm 2023 (16/9/2023), Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với các bên liên quan tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozone năm 2023 nhằm phát huy những nỗ lực và kết quả đạt được của việc thực hiện Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone.
Việt Nam loại bỏ thành công nhiều chất gây ảnh hưởng đến tầng ozone

Việt Nam loại bỏ thành công nhiều chất gây ảnh hưởng đến tầng ozone

Loại bỏ thành công nhiều chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầng ozone, như: CFC, halon và CTC; kiểm soát xuất, nhập khẩu Methyl Bromide và thực hiện loại trừ theo lộ trình các chất HCFC… Đây là những kết quả nổi bật của Việt Nam trong bảo vệ tầng ozone.

Các tin bài khác

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Thắng lợi của chiến dịch Ðiện Biên Phủ (7/5/1954) là thành quả của nhiều nhân tố, trong đó có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Ðảng, Tổng Quân ủy, trực tiếp là Ðảng ủy, Bộ Chỉ huy Mặt trận Ðiện Biên Phủ. Trên cương vị là Bí thư Ðảng ủy-Chỉ huy trưởng, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp có vai trò quan trọng trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Lấy người dân làm trung tâm

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Lấy người dân làm trung tâm

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trả lời phỏng vấn báo chí nhân dịp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024.
Hơn 120 đoàn khách quốc tế đến từ 50 quốc gia tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hơn 120 đoàn khách quốc tế đến từ 50 quốc gia tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ngày 20/4, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị xúc tiến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 nhằm thu hút, kêu gọi sự quan tâm tài trợ của các doanh nghiệp, đơn vị đối với Triển lãm.
Sôi động Tuần lễ ASEAN tại Mexico - Việt Nam khẳng định vai trò Chủ tịch ACMC

Sôi động Tuần lễ ASEAN tại Mexico - Việt Nam khẳng định vai trò Chủ tịch ACMC

Những sắc màu văn hóa đa dạng và đặc trưng của các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã liên tục tỏa sáng trong chuỗi sự kiện Tuần lễ ASEAN đang diễn ra tại trụ sở Hạ viện Mexico ở thủ đô Mexico City, Mexico.

Đọc nhiều

Đại sứ Philippines: Nỗ lực của Việt Nam trong ASEAN là một minh chứng cho trường phái "ngoại giao cây tre"

Đại sứ Philippines: Nỗ lực của Việt Nam trong ASEAN là một minh chứng cho trường phái "ngoại giao cây tre"

Đại sứ Philippines tại Việt Nam kỳ vọng vào những cuộc thảo luận thực chất và cởi mở tại Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024.
Kết nối hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp TP Cần Thơ và doanh nghiệp Campuchia

Kết nối hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp TP Cần Thơ và doanh nghiệp Campuchia

Ngày 21/4, tại Campuchia đã diễn ra lễ ký kết ghi nhớ hợp tác và giao lưu giữa Hội Khmer Việt Nam tại Campuchia với Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia TP Cần Thơ; ...
Hội hữu nghị Việt - Nga dâng hoa kỷ niệm 154 năm ngày sinh V.I. Lenin

Hội hữu nghị Việt - Nga dâng hoa kỷ niệm 154 năm ngày sinh V.I. Lenin

Đây là hoạt động thường niên của lãnh đạo Hội hữu nghị Việt - Nga nhằm bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, nhà chính trị kiệt xuất, người thầy ...
Giá vàng SJC đi xuống theo đà thế giới

Giá vàng SJC đi xuống theo đà thế giới

Vàng miếng SJC tụt về mốc 82 triệu đồng/lượng trong bối cảnh giá vàng thế giới "rơi tự do".
Vùng 5 Hải quân rút kinh nghiệm đợt cao điểm chống khai thác IUU

Vùng 5 Hải quân rút kinh nghiệm đợt cao điểm chống khai thác IUU

Chiều 23/4, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm đợt cao điểm chống khai thác IUU.
Quyết tâm cao gỡ bỏ cảnh báo ‘Thẻ vàng’ trong năm 2024

Quyết tâm cao gỡ bỏ cảnh báo ‘Thẻ vàng’ trong năm 2024

Công tác chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thuỷ sản; thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo thẻ vàng trong năm 2024.
Quảng Ninh: 10 ngư dân gặp nạn trên biển được cứu hộ thành công

Quảng Ninh: 10 ngư dân gặp nạn trên biển được cứu hộ thành công

Trận dông lốc xảy ra đêm 20/4 đến rạng sáng 21/4 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã khiến gần chục phương tiện bị đánh đắm. 10 ngư dân gặp nạn được cứu hộ thành công.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Phiên bản di động