Cho doanh nghiệp vay lãi suất 0% để trả lương cho lao động không thể đòi hỏi đúng đối tượng 100%
Hồi tháng 5/2021 vừa qua, Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất, lấy ý kiến các bộ, ngành để báo cáo Thủ tướng Chính phủ một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
'Cho doanh nghiệp vay lãi suất 0% để trả lương cho lao động không thể đòi hỏi đúng đối tượng 100%'. |
Trong đó có chính sách cho vay không có tài sản bảo đảm với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động, vừa hỗ trợ dòng tiền cho các doanh nghiệp, vừa để bảo đảm việc làm cho người lao động. Trong đó, tập trung hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực vận tải, hàng không, lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch.
Trước đó, trong năm 2020, chính sách này đã được áp dụng nhưng theo ý kiến từ các doanh nghiệp, chính sách này rất khó tiếp cận.
Nêu quan điểm về vấn đề này với PV Thời Đại, TS. Võ Trí Thành cho biết, trước đây, năm 2009 đã có một chính tương tự khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động lên nền móng các gói kích cầu, trong đó có giải pháp cho doanh nghiệp vay trả lương để giữ chân người lao động. Chính sách này cũng không thật sự có hiệu quả. Lý do là doanh nghiệp không thực sự mong muốn do quy trình quá chặt chẽ, phức tạp.
"Nhiều doanh nghiệp cũng không muốn 'lộ thiên cơ'. Cũng như vậy, chính sách lần này gần như cũng không đem lại tác động hiệu quả. Giai đoạn đầu, số doanh nghiệp vay gần như không có, sau này có khoảng vài chục doanh nghiệp. Bài học ở đây là chính sách phải gắn liền với thực tế", ông Thành nhận định về lần áp dụng chính sách trên trong năm 2020.
Cũng theo chuyên gia này, yếu tố quan trọng nhất để áp dụng đó là thời điểm, phải thực hiện vào đúng giai đoạn mà các doanh nghiệp mong muốn. Tại thời điểm này, ý tưởng về tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp bên cạnh hỗ trợ về vấn đề an sinh xã hội rất là rất cần thiết. Có thể vẫn sử dụng gói hỗ trợ 62.000 tỷ mà Chính phủ đã công bố.
Ông Thành nêu rõ: "Chúng ta cần nhìn nhận đối tượng hỗ trợ rộng hơn, đầy đủ hơn, có trọng điểm, ví dụ như các KCN, vùng sản xuất nông thủy sản có nguy cơ dịch bệnh... Mặc dù quá trình phục hồi đang khó khăn nhưng đã có vaccine, các đối tác vẫn đồng hành thì phải nắm bắt thời cơ vì khi quá trình phục hồi mạnh trở lại thì vấn đề người lao động là rất quan trọng. Nếu muốn giữ chân người lao động thì phải xem xét để đưa ra những giải pháp. Chúng ta đã có những bài học của năm 2009, năm 2020".
"Các tiêu chí đặt ra nên nhẹ nhàng, minh bạch, quy trình phải đơn giản. Trong lúc nước sôi lửa bỏng thì phải làm nhanh, nắm bắt cơ hội thì mới vượt khó được. Không thể đòi hỏi 100% phải đúng đối tượng hỗ trợ", TS. Thành nhấn mạnh.
Tại lần này, Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ một phần kinh phí và vận động nguồn đóng góp của các cơ quan, doanh nghiệp, địa phương để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp.
Hiểu sao cho đúng về 18% ngân sách giữ lại đối với TP.HCM? Một số tài khoản mạng xã hội cho rằng việc TP.HCM giữ lại 18% ngân sách là nhiều, việc nâng tỷ lệ giữ lại này là không cần thiết và TP.HCM hưởng các khoản thu "đáng lý ra không thuộc về mình". Tuy nhiên, đây là cách nhìn chưa thật sự chính xác. |
Nhóm tín dụng đen cho vay lãi suất "cắt cổ" sa lưới Nhóm tín dụng đen đã cho gần 100 người dân vay vốn với lãi suất “cắt cổ” từ 365% đến 700%/1 năm, thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng. |
Điện Biên trao tặng vật chất phòng, chống dịch Covid-19 trị giá trên 100 triệu đồng cho lực lượng bảo vệ biên giới Lào Sáng ngày 10/5, tại cột mốc 113 Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang và cột mốc 144 Cửa khẩu Huổi Puốc, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên đã trao tặng vật chất phòng, chống dịch Covid-19 cho Bộ Chỉ huy Quân sự và Công an hai tỉnh Phong Sa Ly, Luông Pha Băng, Lào. |