Chíp bán dẫn là ngành công nghiệp cần ưu tiên tại Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ trả lời câu hỏi của phóng viên (Ảnh: Báo Nhân Dân). |
Trả lời câu hỏi của phóng viên về cơ hội phát triển ngành công nghiệp chip bán dẫn ở Việt Nam, ông Nguyễn Phú Hùng, Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết Việt Nam có nhiều cơ hội trong phát triển công nghiệp chip bán dẫn trong thời gian tới.
Tuy nhiên thách thức lớn nhất là nguồn nhân lực. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 5000 kĩ sư hoạt động trong lĩnh vực này. Mỗi loại chip đều đỏi hỏi công nghệ rất cao, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định việc nghiên cứu chuyển giao công nghệ là khâu quan trọng, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để đào tạo nhân lực công nghiệp chế tạo chip bán dẫn.
Trong 3 khâu thiết kế, chế tạo và đóng gói, Việt Nam sẽ tập trung vào thiết kế nên đòi hỏi cần có nguồn nhân lực trình độ cao. Thời gian tới, sẽ phải có cơ chế chính sách khuyến khích thu hút các doanh nghiệp tập đoàn trong và ngoài nước đầu tư các phòng thí nghiệm tại Việt Nam, hoặc đầu tư các phòng thí nghiệm trong các viện trường có lĩnh vực này
"Chúng tôi khuyến khích các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Việt Nam ở nước ngoài chung tay. Thông qua các chương trình phải đẩy mạnh là chuyển giao công nghệ, hợp tác song phương, đa phương đối với các nước có thế mạnh khoa học công nghệ lĩnh vực chip bán dẫn, từ đó tạo ra các nhóm nghiên cứu làm chủ công nghệ", ông Nguyễn Phú Hùng cho hay.
Để phát triển ngành công nghiệp chip bán dẫn, phải xây dựng các chính sách đầu tư và hỗ trợ trang thiết bị đo lường kiểm định các sản phẩm của chip bán dẫn theo đúng chuẩn, góp phần rút ngắn thời gian sản xuất và đầu ra sản phẩm. Cùng với sự vào cuộc của các bộ ban ngành, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển ngành công nghiệp chip bán dẫn.
Thời gian qua, Bộ KH&CN đã hoàn thiện, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 4 văn bản như Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN; Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Nghị quyết về việc chuyển giao nguyên trạng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thuộc quyền quản lý của Bộ KH&CN về UBND thành phố Hà Nội quản lý; Chỉ thị về phát triển thị trường KH&CN đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập.
Bộ KH&CN đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức buổi làm việc của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí Thư trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương với Bộ KH&CN về triển khai các hoạt động KH&CN phục vụ xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng trong thời gian tới; phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi làm việc của đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ với Bộ KH&CN về tình hình phát triển KHCN&ĐMST trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của ngành KH&CN trong thời gian tới.
Hội hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam tỉnh Ibaraki: Ưu tiên hỗ trợ thực tập sinh Việt Nam Tỉnh Ibaraki có nhu cầu lớn về nhân lực nông nghiệp, điều dưỡng. Đây là cơ hội để thực tập sinh Việt Nam học được những công nghệ tiên tiến của Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe. Hội hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam tỉnh Ibaraki sẽ ưu tiên hỗ trợ thực tập sinh Việt Nam |
Light Reading: Việt Nam - cứ điểm sản xuất chip bán dẫn mới của thế giới Theo báo Mỹ Light Reading, nhiều doanh nghiệp nước này đã và đang tìm đến Việt Nam như một cứ điểm sản xuất chip bán dẫn mới của thế giới. |