Light Reading: Việt Nam - cứ điểm sản xuất chip bán dẫn mới của thế giới
Sản xuất thông minh nhờ chuyển đổi số ở Việt Nam đang diễn ra thế nào? Việt Nam là quốc gia đang tìm cách vượt khỏi mô hình sản xuất truyền thống bằng việc tăng cường chuyển đổi số. |
Cơ hội mở rộng sản xuất chip tại Việt Nam Lượng chip sản xuất từ Việt Nam chiếm hơn 10% chip bán dẫn xuất khẩu vào Mỹ, với doanh số tăng gần 75% từ năm 2022 đến đầu năm 2023. Tuy vậy, theo các chuyên gia công nghệ thông tin, doanh nghiệp trong nước mới chỉ đặt nền móng ban đầu cho sản xuất chip trong nước. |
Sức hút đầu tư
Trong tuyên bố chung về quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt - Mỹ mới đây, hai bên ghi nhận tiềm năng to lớn của Việt Nam trở thành quốc gia chủ chốt trong ngành công nghiệp bán dẫn, đồng thời "ủng hộ sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam".
Là một phần của thỏa thuận, chính phủ Mỹ sẽ cung cấp 2 triệu USD tài trợ ban đầu để triển khai các sáng kiến phát triển nguồn nhân lực toàn diện tại Việt Nam nhằm phát triển các phòng thí nghiệm giảng dạy thực hành, các khóa đào tạo về lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói chất bán dẫn. Các sáng kiến này sẽ được triển khai cùng với các khoản hỗ trợ từ chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân trong tương lai.
Những động thái trên được đánh giá là bước tiến mới của Việt Nam trên con đường thâm nhập ngành công nghiệp trị giá hàng trăm tỷ USD và có sức ảnh hưởng lớn đến mọi lĩnh vực trên thế giới.
Nhân sự người Việt làm việc trong nhà máy Intel Products |
Từ 16 năm trước, Intel - một trong 3 nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới - đã đặt niềm tin vào ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, hiện đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam.
Amkor Technology, công ty cung cấp dịch vụ đóng gói và thử nghiệm sản phẩm, sẽ khai trương nhà máy hiện đại tại tỉnh Bắc Ninh vào tháng tới. Tọa lạc tại Khu công nghiệp Yên Phong II-C, nhà máy có diện tích hơn 176.500 mét vuông và là một trong những cơ sở lớn nhất của Amkor trên toàn cầu. Nơi đây sẽ cung cấp các giải pháp lắp ráp và thử nghiệm hệ thống trọn gói (SiP) tiên tiến được sử dụng bởi các công ty sản xuất chất bán dẫn và điện tử trên toàn thế giới.
Amkor sẽ chi khoảng 1,6 tỷ USD cho đến năm 2035 cho nhà máy mới ở Bắc Ninh. Khoản đầu tư này ngang bằng với nhà máy lắp ráp chip trị giá 1,5 tỷ USD của Intel tại TP. Hồ Chí Minh. Các báo cáo hồi đầu năm nay cho biết Intel đang cân nhắc khoản đầu tư thêm vào Việt Nam trị giá 1 tỷ USD.
Synopsys cũng đã tăng cường hiện diện ở Việt Nam với Trung tâm thiết kế chip bán dẫn tại TP. Hồ Chí Minh vào tháng 10 năm ngoái với sự hợp tác của Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh. Công ty này đầu tư hàng chục triệu USD để đào tạo và cấp chứng nhận SCDA - Tiêu chuẩn đo lường kỹ năng và kiến thức cho các nhà thiết kế chip tương lai từ các trường đại học trên toàn thành phố.
Công ty Marvell cũng đã có mặt tại Việt Nam một thập kỷ qua, kể từ tháng 10/2013. Công ty này tập trung vào kết nối quang, lưu trữ và công nghệ bán dẫn tín hiệu hỗn hợp analog cho trung tâm dữ liệu tốc độ cao. Marvell sẽ thành lập Trung tâm thiết kế vi mạch đẳng cấp thế giới tại TP. Hồ Chí Minh và sẽ được vận hành vào cuối năm 2024.
Giám đốc điều hành Marvell Matt Murphy, người đã tham gia phái đoàn Mỹ tại Việt Nam vừa qua, tiết lộ rằng công ty sẽ tăng lực lượng lao động người Việt lên 50% trong 3 năm tới. Công ty này cũng sẽ tăng cường các chương trình thực tập và quan hệ đại học, đồng thời tăng tài trợ gấp đôi cho chương trình Học bổng Marvell Excellence để hỗ trợ sinh viên tài năng theo đuổi bằng cấp về kỹ thuật và khoa học máy tính tại các trường đại học.
Ông Maheshwari Bandari, nhà phân tích nghiên cứu kinh tế tại GlobalData, cho biết: “Vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam và các khu công nghiệp đang phát triển thu hút các nhà sản xuất. Quá trình chuyển đổi này nêu bật vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong kịch bản tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, đánh dấu một giai đoạn mới trong hành trình kinh tế của nước này”.
Thách thức nhân lực
Nhân tài kỹ thuật là một trong những thách thức lớn mà ngành phải đối mặt. Theo ông Vũ Tú Thành, người đứng đầu văn phòng Việt Nam của Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-ASEAN, Việt Nam chỉ có 5.000 đến 6.000 kỹ sư phần cứng được đào tạo cho lĩnh vực chip, so với nhu cầu dự kiến là 20.000 trong 5 năm và 50.000 trong một thập kỷ. Nếu Việt Nam tập trung phát triển mạnh đội ngũ này, chắc chắn sẽ có những trái ngọt trong 5-10 năm tới.
Cơn khát kỹ sư lành nghề |
Giải pháp tạm thời cho vấn đề này là sự xuất hiện của các kỹ sư nước ngoài nhằm giúp thu hẹp khoảng cách tài năng. Tuy nhiên, áp lực sản xuất đủ lao động có tay nghề cao để hỗ trợ ngành công nghiệp sẽ tăng lên khi Việt Nam vươn lên trong chuỗi giá trị bán dẫn.
Theo các nhà phân tích cần đầu tư nhất quán vào giáo dục, hỗ trợ ngành công nghiệp, hợp tác quốc tế và tích lũy sở hữu trí tuệ rất quan trọng để vượt qua thách thức này. Với nỗ lực của chính quyền Việt Nam, sự tham gia của các doanh nghiệp địa phương và sự hợp tác của các hãng chip toàn cầu, ngành bán dẫn Việt Nam có tiềm năng phát triển trong dài hạn.
FT: Ngành bán dẫn toàn cầu có thể bước vào khoảng thời gian suy giảm mạnh Sau khi doanh thu tăng trưởng đến 43% trong năm ngoái, TSMC - công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới - đang dự báo doanh thu nhiều khả năng sẽ giảm đáng kể trong năm 2023. |
Doanh nghiệp Việt - Mỹ: tập trung vào công nghệ và đổi mới sáng tạo Phía Việt Nam đề nghị các tập đoàn bán dẫn của My như Intel, Amkor, Marvell... phát triển hệ sinh thái chip, bán dẫn, phối hợp xây dựng trung tâm đào tạo, nghiên cứu phát triển, tiến tới thiết kế các sản phẩm chíp, bán dẫn tại Việt Nam. |