Chính sách có hiệu lực từ tháng 3/2020: Muốn nhập quốc tịch Việt Nam phải nghe, nói, đọc, viết được tiếng Việt
Đông Phong 01/03/2020 08:32 | Cần biết
![]() |
![]() |
![]() |
CSGT khi làm việc với người vi phạm mà có dấu hiệu "vòi" tiền sẽ bị xử phạt. (Ảnh: Autobikes). |
Bằng đại học không ghi hệ đào tạo chính quy hay tại chức
Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, trên văn bằng đại học sẽ chỉ còn các nội dung: Tiêu đề, tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo, ngành đào tạo, tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng, họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng, hạng tốt nghiệp (nếu có), số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng…
Như vậy, thông tin về hình thức đào tạo (chính quy, tại chức hay vừa làm vừa học…) hay chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo (cử nhân hay kỹ sư) sẽ không ghi trên văn bàng mà ở trên phụ lục văn bằng.
Chính sách có hiệu lực từ 1/3/2020.
Muốn nhập quốc tịch Việt Nam phải nghe, nói, đọc, viết được tiếng Việt
Nghị định 16/2020/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết các điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam gồm:
Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam: Có khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt phù hợp với môi trường sống và làm việc của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Đang thường trú tại Việt Nam và đã được cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú; Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam....
Chính sách này có hiệu lực từ 20/3/2020.
“Vòi” tiền người vi phạm, công chức có thể bị sa thải
Nghị định số 19/2020/NĐ-CP, buộc thôi việc là hình thức xử lý kỷ luật cao nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức khi có hành vi vi phạm trong quá trình xử lý vi phạm hành chính. Nghị định có hiệu lực từ 31/3/2020. Riêng các quy định về xử lý kỷ luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.
Theo đó, công chức, viên chức nói chung và cảnh sát giao thông nói riêng sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc nếu có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính.
Ở hình thức kỷ luật nhẹ hơn, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm có thể bị khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức hoặc cách chức.
Diện tích làm việc của giảng viên
Thông tư 03/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn, mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Theo đó, diện tích làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên chính, giảng viên được quy định như sau:
Giáo sư cần có diện tích làm việc 18m2;
Phó giáo sư cần có diện tích làm việc 15m2;
Giảng viên cần có diện tích làm việc 10m2.
Thông tư cũng quy định 20 phòng học có 1 phòng chờ cho giảng viên. Diện tích chuyên dùng của phòng chờ là 3m2/giảng viên.
Chính sách có hiệu lực từ ngày 27/3/2020.
Người sau cai nghiện ma túy được vay 20 triệu để làm ăn
Quyết định 02/2020/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ quy định tiếp tục thực hiện thí điểm hỗ trợ vay vốn cho người bán dâm hoàn lương, người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy…tại 15 tỉnh, thành phố đến hết 31/12/2020.
Theo đó, người bán dâm hoàn lương, người nhiễm HIV/AIDS, người sau cai nghiện ma túy… vẫn được hỗ trợ vay 20 triệu đồng trong thời hạn 36 tháng với lãi suất bằng lãi suất cho vay hộ nghèo, lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay.
Chính sách có hiệu lực từ 1/3/2020.
![]() Những người đã tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên, quyền lợi của họ của được nâng lên rất nhiều. |
![]() Theo Thông tư Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành, từ 1/3/2020, hình thức đào tạo "chính quy", "tại chức"... sẽ không còn ... |
![]() Viên chức được tuyển dụng sẽ ký hợp đồng xác định thời hạn (từ 12 đến 36 tháng); sau khi kết thúc hợp đồng xác ... |
Đáng chú ý
Tạo thêm nhiều sức sống mới, năng lượng mới góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga

Bài viết mới
Quy định về việc xin cấp lại "sổ đỏ" khi bị mất

Năm 2023: Viện Khổng Tử (Đại học Hà Nội) tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Trung HSK trở lại

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

Dù có nguồn gốc ở phương Tây nhưng giờ đây, Lễ hội Halloween đã trở thành một sự kiện được chào đón ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.