Chính phủ chưa tính đến phương án phong tỏa các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM
Thủ tướng: Từ 28/3 đến 15/4, đóng cửa tất cả dịch vụ không cần thiết |
Thủ tướng: Tạm dừng mọi hoạt động tập trung trên 20 người |
Thủ tướng chỉ đạo cấm tụ tập trên 20 người áp dụng với những hoạt động không cần thiết. (Ảnh: NLĐ) |
Ngày 27/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục ban hành Chỉ thị 15 về việc thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19. Đây là chỉ thị thứ 5 của Thủ tướng kể từ khi dịch Covid-19 được phát hiện ở Việt Nam.
Theo đó, chỉ thị nếu rõ Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người từ 0h ngày 28/3 đến ngày 15/4.Cụ thể, dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.
Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.
Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần đóng cửa.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, người phát ngôn của Chính phủ cũng cho biết, Chỉ thị 15 của Thủ tướng nhằm mục tiêu trong hai tuần tới, phải làm sao ngăn bằng được việc lây nhiễm chéo và lây nhiễm trong cộng đồng; mỗi người dân phải tự có ý thức để góp phần trong việc này. Chính phủ đưa ra khuyến cáo người dân nên hạn chế ra ngoài, nếu bắt buộc thì phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2 m khi tiếp xúc với người khác.
“Mức độ của dịch giờ đã khác, cao hơn rất nhiều rồi nên phải có các biện pháp mạnh mẽ hơn”, Bộ trưởng Dũng nói.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phủ nhận thông tin phong tỏa một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. Dù dịch diễn biến phức tạp nhưng vẫn đang trong tầm kiểm soát, Chính phủ chưa tính đến phương án phong tỏa. Việc cần thiết bây giờ là phải siết chặt việc quản lý các hoạt động, tất cả dịch vụ không cần thiết phải đóng cửa.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu đóng cửa các dịch vụ như massage, vũ trường, các cơ sở du lịch, tham quan, tụ điểm vui chơi, giải trí, rạp chiếu phim, quán bia hơi, nhà hàng ăn uống...
Với Hà Nội và TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thủ tướng yêu cầu thực hiện đóng cửa toàn bộ các cơ sở dịch vụ trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh.
"Như vậy, trừ các cửa hàng thiết yếu cung cấp xăng dầu, thuốc, thực phẩm... những cơ sở dịch vụ khác phải tạm đóng cửa từ 28/3, thời hạn đóng cửa ít nhất trong 2 tuần tới", ông Dũng cho biết.
Bổ nhiệm lãnh đạo mới Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ vừa đồng loạt triển khai công tác cán bộ, theo đó công bố và trao ... |
Người Việt ở Đức bình tĩnh, tuân thủ lời kêu gọi của Chính phủ nước sở tại Chính phủ Đức đã có những ưu tiên giải quyết, hỗ trợ kịp thời cả về kinh tế-xã hội giúp cộng đồng người Việt đối ... |
Nhiều giải pháp đồng bộ từ Chính phủ để hỗ trợ thiệt hại do dịch COVID-19 Bộ Tài chính đề xuất các giải pháp đồng bộ gồm: Gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất, giảm phí, lệ phí. Trong đó, tổng ... |