Chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng đạt mức tăng thấp nhất 5 năm
Ảnh minh họa |
Tính riêng trong tháng 9/2021, CPI giảm 0,62% so với tháng trước, tăng 1,88% so với tháng 12/2020 và tăng 2,06% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, CPI bình quân quý 3/2021 tăng 2,51%.
Tổng cục Thống kê cho biết, giá thuê nhà giảm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; học phí năm học 2021-2022 được miễn, giảm tại một số địa phương; giá thực phẩm giảm do nguồn cung bảo đảm; giá điện giảm cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là các nguyên nhân chính khiến CPI tháng 9/2021 giảm 0,62% so với tháng trước, tăng 1,88% so với tháng 12/2020, tăng 2,06% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 9 tháng năm 2021, CPI tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản tháng 9/2021 giảm 0,26% so với tháng trước, tăng 0,74% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 0,88% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.
Giá lương thực phẩm tăng đẩy chỉ số CPI tháng 8/2021 nhích nhẹ Báo cáo mới công bố ngày 29/8 của Tổng cục Thống kê cho thấy, giá lương thực, thực phẩm tăng tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2021 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 2,51% so với tháng 12/2020 và tăng 2,82% so với tháng 8/2020. |
CPI tăng thấp nhất kể từ năm 2016 Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng đầu năm tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. |
CPI tháng 2 cao nhất 8 năm qua Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 của Tổng cục Thống kê, CPI tăng 1,52% so với tháng 1 và trở thành mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng 2 trong 8 năm gần nhất. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 2 chỉ tăng 0,7%, thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay. |