CPI tháng 2 cao nhất 8 năm qua
Tại báo cáo, Tập đoàn Điện lực Việt Nam kết thúc chương trình hỗ trợ giảm giá điện, giá lương thực, thực phẩm và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng cao.
CPI tháng 2 cao nhất 8 năm qua. |
Cụ thể, CPI tăng 1,52% so với tháng 1 và trở thành mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng 2 trong 8 năm gần nhất. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 2 chỉ tăng 0,7%, thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay.
Trong đó, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng giữ ổn định giá. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng cao nhất với 4% (làm CPI chung tăng 0,75 điểm phần trăm); tiếp theo là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,61%, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán.
Nhóm giao thông tăng 1,55% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,9% do nhu cầu tiêu dùng và làm quà biếu tặng, chúc Tết. Riêng nhóm giáo dục không thay đổi.
Bình quân 2 tháng đầu năm 2021, CPI giảm 0,14% so với cùng kỳ năm trước.
CPI tháng 1/2021 tăng 0,06%, đạt mức thấp nhất của các tháng 1 trong 5 năm gần đây Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2021 chỉ tăng nhẹ 0,06%. Đây là mức tăng thấp nhất của các tháng 1 trong 5 năm gần đây dù là tháng đầu năm và cũng là tháng giáp Tết Nguyên đán. |
Thủ tướng: Cải cách hành chính mạnh mẽ hơn, góp phần tạo động lực phát triển Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra vào sáng nay (4/9). |
CPI tháng 8 dự báo sẽ tăng do xăng dầu và điện tăng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 đang có dấu hiệu “hạ nhiệt” sau khi tăng tương đối trong nửa đầu năm. Lãnh đạo Vụ Thống kê giá dự báo, CPI tháng 8 sẽ tăng nhẹ do giá xăng dầu, gas, điện tăng. |