Trang chủ Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
17:28 | 03/08/2024 GMT+7

Chất lượng tài sản ngân hàng Việt ra sao sau 6 tháng đầu năm?

aa
Nợ xấu đang có xu hướng tăng khá mạnh, áp lực trích lập dự phòng của các nhà băng ngày càng lớn.
Lợi nhuận ngân hàng đến từ đâu?
Các ngân hàng vốn điều lệ dưới 10.000 tỷ kinh doanh ra sao trong nửa đầu năm 2024?

Chất lượng tài sản ngân hàng Việt ra sao sau 6 tháng đầu năm?

Sau kỳ công bố BCTC bán niên, bức tranh kết quả hoạt động ngân hàng thương mại 6 tháng đầu năm đã dần được định hình. Dù vẫn là một trong những ngành ghi nhận kết quả khả quan, tăng trưởng lợi nhuận ở nhiều ngân hàng đã ghi nhận sự giảm tốc khi các yếu tố vĩ mô chưa có nhiều cải thiện rõ rệt, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn mà một trong những biểu hiện rõ nét là tăng trưởng tín dụng ở mức thấp.

Nợ xấu tăng nhanh

Theo cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối tháng 6/2024, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới chỉ đạt 6%. So với chỉ tiêu tăng trưởng 15% cho cả năm 2024, cả hệ thống mới chỉ thực hiện được 40% kế hoạch dù đã đi qua một nửa quãng đường. Điều này cũng cho thấy nhu cầu tín dụng của nền kinh tế vẫn chưa thực sự phục hồi.

Tăng trưởng lợi nhuận giảm tốc trong khi chất lượng tài sản cũng là một điều đáng lưu ý khi nợ xấu tại nhiều thành viên đang tăng nhanh trở lại.

Số liệu thống kế từ BCTC quý II/2024 của 28 ngân hàng cho thấy, tính đến cuối tháng 6/2024, tổng nợ xấu của 28 ngân hàng ở mức gần 269,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,7% so với đầu năm. Trong đó, tổng nợ nhóm 5, tức nợ có khả năng mất vốn tính đến cuối tháng 6 cũng tăng 4,5% so với đầu năm, lên mức gần 135,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 50,2% tổng nợ xấu.

BacABank là ngân hàng ghi nhận quy mô nợ xấu gia tăng mạnh nhất hệ thống, tới 65,4% chỉ sau 6 tháng, đạt 1.513 tỷ đồng vào cuối tháng 6, trong đó, nợ xấu chủ yếu gia tăng ở nhóm nợ nghi ngờ khi tăng gấp 2,5 lần so với đầu năm, lên 580 tỷ đồng, nợ dưới tiêu chuẩn cũng tăng gần 41%, lên 241 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu/cho vay của ngân hàng theo đó bị kéo lên 1,48%, so với mức 0,92% hồi đầu năm.

Một loạt các ngân hàng khác cũng chứng kiến quy mô nợ xấu tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm nay như LPBank với mức tăng 48,6%, con số này tại VietinBank là 48,4%, tại ACB là 37,9%, tại NCB là 37,5%.

Tổng hợp: Trần Thúy

Con số nợ xấu tăng nhanh trong khi tốc độ mở rộng của tín dụng ở mức thấp khiến tỷ lệ nợ xấu/cho vay khách hàng của nhóm tăng khá mạnh từ 3,14% hồi đầu năm lên 3,55% khi kết thúc tháng 6/2024. Trong đó, có tới 22/28 thành viên ghi nhận tỷ lệ nợ xấu gia tăng trong thời gian qua.

Đáng chú ý, có khá nhiều ngân hàng đang có tỷ lệ nợ xấu/cho vay ở mức trên 3% như MSB, VietBank, ABBank, BVBank, …

Nhìn rộng ra toàn bộ hệ thống (bao gồm cả các các ngân hàng đang trong diện tái cơ cấu), tại cuộc họp của Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 23/7 Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú cũng đã nhận định, nợ xấu đang có xu hướng tăng là một vấn đề cần lưu ý, mức độ tăng cũng khá cao, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn ngành đã gần 5%.

Chưa dừng lại ở đó, vùng nhận diện nợ xấu thực tế sẽ mở rộng hơn nhiều khi nhìn vào các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo cơ chế hỗ trợ khách hàng khó khăn theo thông tư 06/2024 và thông tư 02/2023.

Theo cập nhật mới nhất từ NHNN, tổng giá trị nợ gốc và lãi theo diện được hỗ trợ đã tăng thêm 25,5% so với cuối năm 2023 lên 230,4 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, số lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ cũng tăng mạnh, từ 188 nghìn lượt lên 282 nghìn lượt tính đến cuối tháng 6/2024.

Tỷ lệ nợ xấu gồm cả nợ xấu nội bảng, nợ tiềm ẩn và cơ cấu lại đến cuối tháng 6/2024 đã ở mức 6,9%.

“Nợ xấu là vấn đề lớn cần quan tâm, bởi đây là hệ quả của cả quá trình. Nhìn chung đó là những khoản nợ sau 2 năm có dịch Covid-19 và năm 2023, là do yếu tố khách quan khó khăn của nền kinh tế chứ không phải sự yếu kém của ngành ngân hàng. NHNN sẽ có biện pháp xử lý tích cực hơn, đảm bảo chất lượng tín dụng và kiểm soát nợ xấu, trích lập để đảm bảo an toàn ngân hàng”, Phó Thống đốc khẳng định.

Gia tăng áp lực trích lập dự phòng

Nợ xấu đang có xu hướng tăng khá mạnh, áp lực trích lập dự phòng của các nhà băng theo đó mà ngày càng lớn. Dù vậy, BCTC 6 tháng đầu năm nay lại cho thấy, chi phí dự phòng của nhiều thành viên không có nhiều thay đổi, thậm chí là đi xuống trong bối cảnh nhà băng phải cân đối giữa áp lực duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận và quản trị rủi ro.

Như tại Saigonbank, bất chấp quy mô nợ xấu đến cuối quý II tăng mạnh tới 28%, ngân hàng vẫn cắt giảm tới 59% chi phí trích lập dự phòng rủi ro trong quý II. Điều này giúp ngân hàng này duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận 25% trong bối cảnh hoạt động nhiều mảng kinh doanh quan trọng như tín dụng, kinh doanh ngoại hối…bị suy giảm.

Tương tự, tại Sacombank, việc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm tới 64,6% trong quý II đóng góp phần quan trọng trong việc giúp lợi nhuận ngân hàng tăng 13,3%, đạt 2.688 tỷ đồng trong kỳ qua.

Trong khi quy mô nợ xấu tăng tới gần 14% trong 6 tháng đầu năm, thống kê chung qua 28 ngân hàng cho thấy, tổng trích lập dự phòng của các thành viên chỉ tăng 3,5% trong cùng khoảng thời gian trên, lên 229,4 nghìn tỷ đồng.

Tổng hợp: Trần Thúy

Tốc độ tăng trưởng trích lập dự phòng chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng nợ xấu khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu trung bình của các thành viên giảm mạnh từ 77% hồi đầu năm xuống còn 71% khi kết thúc quý II/2024.

Trong kỳ, có tới 21/28 thành viên ghi nhận tỷ lệ bao phủ này giảm bao gồm VietinBank giảm 53,5 điểm %, tại Agribank giảm 16,3 điểm % và tại LPBank giảm 16,6 điểm % so với cuối năm trước,…

Trong số 28 ngân hàng trong nhóm khảo sát, hiện đang có 6 thành viên có tỷ lệ trích dự phòng bao nợ xấu ở mức trên 100%. Theo đó, đây là những thành viên có thể tương đối yên tâm khi an toàn hoạt động của họ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, kể cả trong trường hợp xấu nhất là toàn bộ nợ xấu bị xấu hẳn và mất hẳn.

Bên cạnh đó, có tới 10 thành viên có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thậm chí ở dưới mức 50%. Với nhóm này, tình hình sẽ có nhiều khác biệt, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều diễn biến khó lường như hiện nay. Việc tăng nguồn lực dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo đó là rất cần thiết.

Trước áp lực nợ xấu hệ thống tăng cao cũng như nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đang gặp khó khăn, cuối tháng 6 vừa qua, NHNN đã ban hành Thông tư 06/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.

Theo đó, các TCTD được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hết ngày 31/12/2024 thay vì thời hạn 30/6/2024 như quy định trước đó.

Theo lý giải của Nhà điều hành, mặc dù kinh tế vĩ mô 2 tháng đầu năm 2024 cơ bản ổn định, kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi nhưng vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, dự báo tiếp tục kéo dài trong năm 2024.

Chủ trương của Quốc hội và Chính phủ là tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2024. Do vậy, việc kéo dài thời gian cơ cấu nợ theo Thông tư 02 sẽ góp phần hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn, góp phần hỗ trợ phục hồi phát triển nền kinh tế.

Đối với hệ thống TCTD, Thông tư 02 quy định tổ chức tín dụng phải xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng như trong trường hợp không áp dụng quy định giữ nguyên nhóm nợ và phải thực hiện trích lập bổ sung đầy đủ vào ngày 31/12/2024.

Vì vậy, đến ngày 31/12/2024, tổ chức tín dụng đã có đủ nguồn tài chính để xử lý rủi ro như trong trường hợp tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành (Thông tư 11/2021/TT-NHNN).

Theo đó, NHNN cho rằng, trường hợp kéo dài thời gian cơ cấu nợ theo Thông tư đến hết ngày 31/12/2024 sẽ không ảnh hưởng đến cơ chế trích lập dự phòng rủi ro do kéo dài thời gian cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với hệ thống.

Ngoài ra, việc kéo dài thời gian cơ cấu nợ theo Thông tư 02 đến 31/12/2024 sẽ góp phần làm giảm mức độ gia tăng nợ xấu nội bảng của tổ chức tín dụng và tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng thực hiện hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, góp phần hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.

6 tháng, MSB đạt lợi nhuận trước thuế 3.690 tỷ đồng 6 tháng, MSB đạt lợi nhuận trước thuế 3.690 tỷ đồng
Với kết quả này, ngân hàng đã hoàn thành 54,3% kế hoạch lợi nhuận của cả năm 2024.
6 tháng, Agribank báo lợi nhuận trước thuế hơn 13 nghìn tỷ đồng 6 tháng, Agribank báo lợi nhuận trước thuế hơn 13 nghìn tỷ đồng
Phần lớn các mảng kinh doanh của ngân hàng trong nửa đầu năm đều ghi nhận kết quả tích cực.
Trần Thúy
Nguồn:

Tin bài liên quan

ABBank chi 2.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

ABBank chi 2.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

Đây là lô trái phiếu đã được phát hành vào ngày 25/8/2023, kỳ hạn 2 năm.
Nguồn vốn giá rẻ giảm ở nhiều ngân hàng

Nguồn vốn giá rẻ giảm ở nhiều ngân hàng

Việc tỷ lệ CASA đi xuống không chỉ diễn ra ở các thành viên có quy mô vừa và nhỏ. Những nhà băng vốn luôn đứng đầu hệ thống trong việc thu hút nguồn vốn rẻ cũng ghi nhận lượng tiền gửi không kỳ hạn sụt giảm trong 6 tháng qua.
Cựu CEO SeABank về làm cố vấn cấp cao Ban điều hành LPBank

Cựu CEO SeABank về làm cố vấn cấp cao Ban điều hành LPBank

Với hơn 25 năm kinh nghiệm, ông Loic Faussier từng trải qua các vị trí lãnh đạo quan trọng trong các tổ chức tài chính, ngân hàng lớn ở Pháp, Hong Kong, Nhật Bản và Việt Nam.

Các tin bài khác

ABBank chi 2.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

ABBank chi 2.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

Đây là lô trái phiếu đã được phát hành vào ngày 25/8/2023, kỳ hạn 2 năm.
Nhà đầu tư chứng khoán hưởng lợi từ “cuộc đua” giảm, miễn lãi margin

Nhà đầu tư chứng khoán hưởng lợi từ “cuộc đua” giảm, miễn lãi margin

Trong bối cảnh lãi suất ngân hàng có dấu hiệu tăng trở lại, mặt bằng lãi suất margin sẽ khó giảm thêm, các CTCK đã tung ra nhiều chương trình ưu đãi lãi suất nhằm thu hút khách hàng.
Được khối ngoại giải ngân 12 phiên liên tiếp, VNM dẫn dắt thị trường hồi phục

Được khối ngoại giải ngân 12 phiên liên tiếp, VNM dẫn dắt thị trường hồi phục

VN-Index đã có phiên hồi phục hơn 20 điểm để lấy lại mốc 1.200 điểm. Nhiều nhóm cổ phiếu như Chứng khoán, Ngân hàng đã phát tín hiệu tích cực hơn cho nhà đầu tư. Ngoài ra, VNM cũng là trụ cột quan trọng nâng đỡ thị trường khi được khối ngoại giải ngân phiên thứ 12.
Hội nghị Chứng khoán tại Singapore: Nhà đầu tư đánh giá cao nỗ lực nâng hạng thị trường

Hội nghị Chứng khoán tại Singapore: Nhà đầu tư đánh giá cao nỗ lực nâng hạng thị trường

Sáng 6/8/2024, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư “Việt Nam của tôi – Điểm đến đầu tư của bạn” tại thủ đô Singapore.

Đọc nhiều

Tin tưởng Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp tục dẫn dắt đất nước phát triển và phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế

Tin tưởng Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp tục dẫn dắt đất nước phát triển và phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế

Đó là những tâm nguyện chủ đạo của các bạn bè quốc tế trong mạng lưới đối tác của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã gửi gắm trong những bức thư, điện chúc mừng ông.
Mở rộng không gian hợp tác giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Kinh tế, Văn hóa Hàn - Việt

Mở rộng không gian hợp tác giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Kinh tế, Văn hóa Hàn - Việt

Ngày 6/8 tại Hà Nội, ông Phan Anh Sơn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tiếp ông Kwon Sung-taek, Chủ tịch Hội Kinh tế, Văn hóa Hàn - Việt (KOVECA) nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Bến Tre: mong muốn phát huy tối đa nguồn lực từ kiều bào

Bến Tre: mong muốn phát huy tối đa nguồn lực từ kiều bào

Ngày 07/8, đoàn công tác tỉnh Bến Tre do ông Trương Minh Nhựt, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Bến Tre làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi khảo sát kinh nghiệm tổ chức hoạt động với Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh.
Gặp gỡ hữu nghị Việt Nam - Belarus: nỗ lực vun đắp quan hệ truyền thống hai nước

Gặp gỡ hữu nghị Việt Nam - Belarus: nỗ lực vun đắp quan hệ truyền thống hai nước

Ngày 7/8 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Belarus tổ chức buổi Gặp gỡ hữu nghị nhân kỷ niệm 80 năm ngày giải phóng Belarus (3/7/1944 - 3/7/2024) và Quốc khánh Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). Tại đây, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Belarus khẳng định: "Hội hữu nghị Việt Nam - Belarus sẽ tiếp tục nỗ lực vun đắp quan hệ truyền thống hữu nghị hai nước ngày càng phát triển sâu sắc".
Cảnh sát biển Việt Nam giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines

Cảnh sát biển Việt Nam giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines

Ngày 5/8, tàu CSB 8002 cùng Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam do Thượng tá Hoàng Quốc Đạt, Phó Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 làm Trưởng đoàn đã cập cảng Manila (Philippines), bắt đầu chuyến thăm, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines.
Phần lớn chính giới Mỹ thừa nhận chiến tranh Việt Nam là sai lầm

Phần lớn chính giới Mỹ thừa nhận chiến tranh Việt Nam là sai lầm

Theo Tiến sỹ Andrew Well-Đặng, chuyên gia cao cấp về Việt Nam tại Trung tâm châu Á thuộc Viện Hòa bình Mỹ, giờ đây, phần lớn chính giới Mỹ đều đồng ý rằng chiến tranh Việt Nam là một sai lầm.
Hào hùng hành trình giữ biển trời quê hương

Hào hùng hành trình giữ biển trời quê hương

Những nhân chứng lịch sử trong và ngoài nước với những câu chuyện về sự mưu trí, sáng tạo và tinh thần anh dũng trong Chiến thắng trận đầu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại bảo vệ miền Bắc đã xuất hiện trong chương trình "Giữ biển trời quê hương" tối 3/8.
con dao top 4 diem den hoang so tuyet dep chua duoc danh gia dung tam
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
inforgraphics ha noi phan luong giao thong phuc vu le quoc tang
bo doi hai quan vung 5 cuu tau ca ngu dan mac can
video xuc dong gio phut tien dua tong bi thu nguyen phu trong tren duong pho ha noi
dong dien yoga huong den mot the gioi hoa binh va huu nghi
ra mat sach uy ban viet nam doan ket va hop tac a phi my latinh nhung chang duong nhung nguoi ban
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động