Chàng lính tài hoa trên đảo Trường Sa
Chuông chiều trên biển Trường Sa Có một bức ảnh luôn thu hút mọi người vào những dịp triển lãm, bức ảnh tôi chụp đâu năm mới 2019, sư trụ trì chùa Trường Sa rạng rỡ, ân cần mừng tuổi em nhỏ đang được ẵm bồng trong vòng tay mẹ. |
Quà từ Trường Sa Chúng tôi sẽ bắt đầu câu chuyện những món quà từ đảo xa bằng hình ảnh về những lá cờ Tổ quốc thiêng liêng. Trong những chuyến hải trình của mình, chúng tôi mang ra khơi xa cờ mới và xin được nhận về những lá cờ từng tung bay giữa trùng khơi. |
Tiên Nữ - hòn đảo xa xôi của tổ quốc Được sự đồng ý của NXH Văn học, Thời đại giới thiệu loạt bài viết rút trong tập Nơi đầu sóng: Mắt trùng khơi của hai tác giả Lữ Mai, Trần Thành. |
Chàng lính trẻ hay bị nhắc nhở
Ngày đầu gặp gỡ, Hoàng Tuyển gây cho tôi nỗi ngạc nhiên, lạ lẫm, thậm chí có phần “ái ngại”. Cậu lính ngoài hai mươi tuối, thân hình cân đối, khỏe khoắn, gương mặt sắc nét nhưng trên tay có đến mây hình xăm lớn. “Bộ đội gì mà xăm trổ trông hầm hố thế này nhỉ?”, tôi nghĩ thầm. Đặc điểm ấy khiến Tuyển khác biệt với đồng đội - những chàng lính mặt mũi lành hiền, chân tay “không tì vết”.
Hình như, cũng bởi cá tính quá mà chỉ huy nhìn cậu lính thấy “không hợp mắt”. Thấy tôi lích kích máy ảnh, Tuyến mở lời nhờ chụp cho cậu bộ ảnh vào buổi binh minh của ngày nghỉ. Hôm đó, cậu ăn mặc rất đẹp, quân phục chỉnh tề, dáng bộ tự tin mạnh mẽ bước đi. Tôi đưa máy ảnh lên, không cần điều chỉnh, gợi ý mà ảnh vẫn đẹp, nhất là bức người lính bên tầm bia có dòng chữ: “Vững tay súng bảo vệ vững chắc chủ quyền biền đảo được giao”.
Chàng lính trẻ hồn nhiên tinh nghịch |
Ấy thế nhưng cuộc vui mới được khoảng mười lăm phút bỗng nghe từ phía xa tiếng quát, nhìn lại thấy ngay cái chỉ tay dứt khoát của sĩ quan chỉ huy: “Cậu kia! Bao nhiêu việc không đi làm đứng đấy chụp ảnh, chụp cái gì chụp lắm thế?”. Hoàng Tuyển lập tức “bật” lại: “Hôm nay là ngày nghỉ của cháu, tại sao...” Màn đối thoại kết thúc nhanh chóng trong thái độ không thoải mái của chàng lính trẻ. Tôi cũng sượng sùng xách máy ảnh đi về.
Tối có đoàn khách, bộ đội tập trung giao lưu ở hội trường. Tuyển lại lọt vào tầm ngắm của sĩ quan chỉ huy. Cậu bị “nhắc nhở thêm” về tác phong, vị trí ngồi. Lúc ấy, tôi đoán có lẽ cậu muốn rời khỏi cái ghế ngồi ấy lắm nhưng vẫn phải yên vị ở đó, chấp hành đúng nội quy.
Bên trong cậu lính trẻ tinh nghịch
Cuộc giao lưu kết thúc, chủng tôi ngồi lại cùng nhau, bắt đầu câu chuyện. Tôi không còn nhớ trọn vẹn nội dung cuộc hàn huyên ấy. Chỉ nhớ rằng Tuyển gọi tôi là “bác chủ nhiệm”, xưng “em”. Tôi hỏi han cũng khuyên nhủ cậu trong cách nhận thức vấn đề, nên ứng xử thế nào cho hợp lý. Vân vi một hồi, cậu bắt đầu suy nghĩ, bày tỏ về những hình xăm trên cơ thể mình. Tuyển hỏi tôi, và tôi khen đẹp.
“Trước khi em nhập ngũ, em học và làm nghề xăm, việc em xăm vài hình nghệ thuật là điều rất bình thường. Em cũng không cần phải xóa đi vì sau này em vẫn dự định theo nghề nghiệp đó cơ mà”, lời tâm sự cởi mở của tôi nhanh chóng xóa mọi khoảng cách.
Câu chuyện đêm ấy rất dài, rất sâu và ngày hôm sau như là một ngày mai hoàn toàn khác, Tuyển như thành người khác. Cậu tung tẩy, dễ thương lắm, bao nhiêu món quà lặng lẽ chế tác, vẽ vời và ém chặt ở góc nhỏ riêng tư nay mang ra tặng hết cho đoàn văn công Tây Nguyên những cô gái Pleiku có đôi mắt biển hồ đầy.
Một "tác phẩm" thư pháp trên lá bàng của chàng lính trẻ Hoàng Tuyển |
Những lúc rảnh rỗi, Hoàng Tuyển đi nhặt từng cái lá tra khô, con ốc nhảy, rồi tí mẩn mài mực, viết lên đó mấy chữ thư pháp. Những vật vô tri trên dảo được thổi hồn, trở thành món quà quý giá tặng khách thăm đảo. Lúc đầu, nhìn vào món quà có nét chữ thư pháp tài hoa, bay bổng ấy, tôi không ngờ tác giả là cậu.
Tôi hồn nhiên hỏi: “Chữ này em nhờ thầy Tâm Tánh (vị trụ trì chùa Trường Sa) viết đẩy à?”, cậu đáp tỉnh bơ: “Không ạ, em viết đấy chứ!”. Anh chàng đầy tố chất nghệ sĩ không chỉ viết chữ mà còn vẽ được cả hình triện, y hệt dấu triện đỏ đóng dưới mỗi bức thư pháp được in khắc theo mẫu. Để “đáp lễ” văn công lên đảo biểu diễn tiết mục thật sôi nổi, ban chỉ huy phân công cho Tuyển cùng với mấy cậu lính là Hiếu, Nam diễn một vở kịch hài hước. Nam giả nữ, vào vai chị nhà báo lên thăm đảo, Hiếu nhận vai người lính chăn nuôi còn Tuyển vai đi gác. Vở kịch ây cậu tự viết kịch bản, dàn dựng, vai diễn thì giả tiếng Quảng Nam, thấy cậu thôi tất cả hội trường đã cười nghiêng ngả.
Khắp quần đảo Trường Sa, duy nhất có đảo Trường Sa, tàu có thể áp mạn. Thường đây cũng là đảo cuối cùng trong hải trình của các đoàn công tác trước khi trở về đất liền. Trong màn đêm đen dày dặc, ánh đèn le lói đây kia, những hàng lính quần sẫm áo trắng in lên nền cầu cảng. Những bài ca nối tiếp bài ca, lời chào nối vào lời hẹn. Chia tay nhau, người dưới cảng, người trên tàu đều hòa chung một giọng. Tiếng hát át tiếng gió, át cả khoảng cách con tàu dần rời cầu cảng. Mỗi người bỗng dưng cảm nhận minh có khả năng hát cao một cách bất thường, những cổ họng nối đường gân đầy mê say...
Bỗng dâu từ hàng áo trắng chỉnh tề, một chàng lính trẻ chạy vụt ra, trên tay giữ chặt nụ hồng làm bằng vỏ ốc biển. Đó là Hoàng Tuyển. Tàu đang rời cảng rồi, các cáp neo dã được thu về hết, cậu cố với tay ra, cảm giác chỉ nhoài người thêm chút nữa thôi là rơi xuống biến. Trên tàu, một cánh tay trắng nõn vươn ra nhận món quà cuối cùng từ đảo. Người tặng và người nhận chẳng biết nhau đâu, nhưng đó mãi là sợi dây kết nối đầy xúc cảm.
Trao vội món quà cho cô văn công lúc tàu sắp rời đảo |
Cậu thừa nhận, trước khi lên đường nhập ngũ khá quậy phá, nghịch ngợm và vẫn chưa quen hòa đồng với môi trường mới. Sau ba tháng huấn luyện tân binh, cậu được chọn làm liên lạc cho đại đội. Thấy Tuyển nhanh nhẹn, chất phác, chỉ huy cũng “dịu mắt” dần. Còn tôi, suốt những ngày tháng tâm sự với cậu, quan sát cậu thực hiện nghĩa vụ, công việc đầy trách nhiệm, tôi luôn tin rằng người lính dù họ xuất hiện với vẻ ngoài, cá tính đặc biệt thê nào đi nữa thì phẩm chất, kỷ luật vẫn là người lính, vẫn là những người tốt chúng ta cần trân trọng, mở lòng để cảm nhận và thấu rõ.
Trưởng thành sau quân ngũ
Hết kỳ nghĩa vụ, Hoàng Tuyển về đất liền. Sau vài năm, tôi không gặp và giữ được mối liên lạc với cậu nữa. Một ngày, bỗng thấy nhớ về nhau, tôi bèn đăng tải bức ảnh người lính nước da ngăm đen xem văn công. Tôi cũng mở lại kho ảnh của mình, thấy còn rất nhiều ảnh của Hoàng Tuyển, có những bức dễ thương, tinh nghịch lắm mà chính cậu chắc cũng không hề biết về sự ra đời và tồn tại của nó. Chỉ một thời gian ngắn sau khi tôi đăng ảnh, Hoàng Tuyển xuất hiện. Cậu vẫn xưng “em” và vẫn gọi tôi là “bác chủ nhiệm”. Cậu giãi bày nhiều tâm tư về ngày tháng đã qua, cả những điều mà khi bên cậu tôi chưa từng nghe thấy.
Bất ngờ hơn, họa sĩ Hoàng Tuyển trong mắt tôi ngày nào đã không theo nghề xăm nữa. Cậu làm nghề bếp, đang có cuộc sống ổn định. Tuyển nói với tỏi giọng tha thiết, chân thành: “Em vẫn giữ liên lạc với nhiều đồng đội cũ. Chúng nó làm đám cưới, em đều đi hết. Đứa bạn ngày đó giờ gắn bó nhất với em là Trần Thái, phân đội 37, đảo Trường Sa anh ạ. Em nhớ, khi hoàn thành xong nghĩa vụ và rời đảo, cảm giác hơn năm trời biết bao kỷ niệm khiến em khó cất nổi bước đi. Em vẫn mong được ít nhất một lần ra thăm lại đảo, em sẽ cố gắng để thật thành công trong sự nghiệp, lúc dó em trở lại đảo có câu chuyện mà động viên những người lính trẻ”. Nghe từng lời gan ruột ây, tôi càng bất ngờ hơn.
“Đây là chiến sĩ Hoàng Tuyển”, vị chỉ huy năm nào của cậu khẳng định chắc như đinh khi nhìn thấy bức ảnh tôi chụp lúc cậu trao món quà tới tay một khách nữ trên tàu. Ảnh chụp chỉ rõ thân hình với cái đầu cố sức nhoài ra mạn tàu, hai cánh tay trao nhau nụ hoa hồng bằng ốc biển. Vậy mà người chỉ huy cũ vẫn nhớ được lính của mình. Tuyển bồi hồi đáp lại: “Cảm ơn thủ trưởng đã nhớ tới cháu!”. Câu chuyện về cậu chắc chắn vẫn còn vì với hai chúng tôi, bây giờ, chuyện mới lại bắt đầu...
Hàng nghìn ngư dân tránh bão số 9 trong các âu tàu trên quần đảo Trường Sa Đến thời điểm hiện tại đã có hơn 100 tàu cá và gần 2.000 ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định và Phú Yên vào tránh, trú bão số 9 trong các âu tàu trên quần đảo Trường Sa. |
Cứu nạn 39 thuyền viên gặp sự cố trên vùng biển quần đảo Trường Sa 17 giờ chiều 6-10, tàu SAR27-01 của Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam kéo tàu đánh cá QNa 90927-TS gặp nạn trên biển, cùng với 39 thuyền viên cập cảng Nha Trang an toàn. |
Những chàng trai xứ Quảng đi đón mặt trời trên đảo Trường Sa Trong cuộc lữ hành qua thanh xuân của cuộc đời, những chàng trai xứ Quảng đã may mắn được hiện diện ở Trường Sa. Có một lời thề của người lính trong nắng, gió, trong những đêm dài thao thức và cả bão giông của tiền tiêu, họ ở đó, góp sức mình vì bình yên cương thổ… |