Chấn chỉnh tình trạng loạn giá dịch vụ khám sức khỏe "hậu COVID-19" tại thành phố Hồ Chí Minh
Tặng quà gia đình chính sách, người nghèo, gia đình khó khăn tại tỉnh Hậu Giang Ngày 24/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đã đến thăm, chúc Tết và tặng quà gia đình chính sách, người nghèo, gia đình khó khăn tại tỉnh Hậu Giang. |
Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần của học sinh trong đại dịch COVID-19 Ngày 26/11/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp cùng Tổ chức Good Neighbors International (GNI) tổ chức Hội thảo “Xây dựng và vận hành mô hình phòng tham vấn học đường”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường sức khỏe tinh thần cho học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội thông qua xây dựng và vận hành mô hình phòng tham vấn học đường” được tài trợ và thực hiện bởi tổ chức GNI và tỉnh Gyeonggi-do (Hàn Quốc). |
Cụ thể, sau khi có phản ánh về việc nhiều phòng khám, khoa, trung tâm điều trị di chứng "hậu COVID-19" tăng giá dịch vụ, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản khẩn gửi giám đốc các đơn vị trực thuộc về việc chấn chỉnh, tổ chức khám sức khỏe "hậu COVID-19".
Theo văn bản, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị không tăng giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh kể cả các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu; không lạm dụng các chỉ định cận lâm sàng khi khám sức khỏe cho người bệnh "hậu COVID-19" trong trường hợp không cần thiết; không gợi ý, ép buộc người bệnh tham gia các gói dịch vụ khám sức khỏe "hậu COVID-19" với giá khám theo yêu cầu.
Những bệnh nhân bị COVID-19 nặng thường để lại di chứng hậu COVID-19. (Ảnh minh hoạ) |
Trường hợp người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh các bệnh lý thuộc danh mục và phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, thu theo giá Thông tư số 13/2019 của Bộ Y tế, còn không có thẻ Bảo hiểm y tế, thu theo giá Thông tư số 14/2019 của Bộ Y tế. Tuy nhiên, nếu người bệnh lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu: thu giá khám chữa bệnh theo yêu cầu đã thực hiện kê khai với Sở Y tế và thực hiện công khai giá để người dân lựa chọn.
Trước đó, nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai các phòng khám "hậu COVID-19" với nhiều gói dịch vụ tầm soát "hậu COVID-19" với mức giá dao động từ vài trăm ngàn cho tới vài triệu đồng.
Trước thực tế này, nhiều bác sỹ cho rằng trong số những người đến bệnh viện khám “hậu COVID-19” trong thời gian gần đây, có không ít người không có triệu chứng gì nhưng do lo lắng bị “hậu COVID-19” nên muốn kiểm tra sức khỏe sau thời gian nhiễm bệnh. Tuy nhiên, các bác sỹ nhấn mạnh, không phải bệnh nhân nào từng mắc COVID-19 cũng bị di chứng "hậu COVID-19."
Đến nay TP.HCM đã có hơn 316.000 người mắc COVID-19 được điều trị khỏi và xuất viện. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân đặc biệt là những trường hợp phải thở máy, ECMO, điều trị chuyên môn sâu đang đối mặt với những di chứng hậu COVID-19. Trước thực trạng nhiều phòng khám, khoa, trung tâm điều trị di chứng hậu COVID-19 có nhiều mức giá thu khác nhau, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, đối với các đơn vị công lập, giá khám chữa bệnh phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế, còn bệnh viện tư nhân sẽ phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và công khai để người dân nắm. “Bệnh viện tư nhân thì giá phải đăng ký với Sở Y tế và phải thực hiện theo giá đã đăng ký. Tùy theo các gói của họ nhưng phải thực hiện đúng giá. Sở Y tế quản lý và sẽ đi kiểm tra là họ có thực hiện theo đúng việc đã đăng ký hay không”, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai nói. Sở Y tế TP.HCM đã ban hành văn bản chấn chỉnh việc tổ chức khám sức khỏe hậu COVID-19. Cụ thể, các đơn vị không được lạm dụng các chỉ định cận lâm sàng khi khám sức khỏe cho người bệnh hậu COVID-19 trong trường hợp không cần thiết. Không gợi ý, ép buộc người bệnh tham gia các gói dịch vụ khám sức khỏe hậu COVID-19 với giá khám theo yêu cầu. Trong trường hợp người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh các bệnh lý thuộc danh mục và phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, thu theo giá Thông tư số 13, ngày 5/7/2019 của Bộ Y tế. Trong trường hợp người bệnh không có thẻ Bảo hiểm y tế, thu theo giá Thông tư số 14 ngày 5/7/2019 của Bộ Y tế. |
Chính sách bảo hiểm xã hội đóng vai trò quan trọng đảm bảo an sinh xã hội trước Covid -19 Ngay từ khi đại dịch Covid -19 xuất hiện ở Việt Nam, với việc nhìn nhận rõ những tác động của đại dịch, Chính phủ đã kịp thời có những biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương có thể vượt qua đại dịch. Trong đó, có thể thấy rõ vai trò chủ đạo của các chính sách bảo hiểm xã hội. |
Doanh nghiệp FDI tại TP.HCM cần thêm cơ chế để trở lại sản xuất sau dịch COVID-19 Dịch bệnh COVID-19 đã có tác động mạnh vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Cùng với việc sản xuất sụt giảm, nhiều doanh nghiệp còn đang phải loay hoay trong việc đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch COVID-19 khi quay trở lại sản xuất. |