Cầu Thê Húc - Biểu tượng nét đẹp văn hóa của người Hà Thành và bí mật ít người biết đến
"Cổng trời Bali" - Tọa độ check-in "hot" nhất mùa hè của giới trẻ 3 khu phố lừng danh thu hút đông đảo khách Tây ở Hà Nội Top 10 trải nghiệm cực ấn tượng mà du khách nên thử khi tới Hà Nội |
Cầu Thê Húc được ví như một dải lụa đào vắt ngang qua làn nước trong xanh của hồ Hoàn Kiếm. Xung quanh cây cầu là những cành đa, cành liễu rủ vô cùng thơ mộng. Cây cầu nối liền với phố xá đông đúc và đền Ngọc Sơn trên đảo Ngọc yên bình giữa hồ. (Ảnh: Gypsetjen) |
Trong suốt chiều dài hơn một thế kỷ qua, cầu Thê Húc đã trở thành biểu tượng cho nét đẹp văn hóa và tâm linh của người Hà Thành. Thế nhưng, đi cùng với quãng thời gian ấy là những giá trị lịch sử và bí mật không phải ai cũng biết.
Vào năm 1865 dưới triều Tự Đức, Nguyễn Văn Siêu ((1799-1872, một đại danh sĩ của đất Bắc Hà) đã cho xây cầu nối liền giữa bờ với đền Ngọc Sơn. Ông đặt tên cho cây cầu này là cầu Thê Húc với ý nghĩa: "Nơi lưu lại ánh sáng" hay "Ngưng tụ hào quang".
Cây cầu gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng. (Ảnh: Thrviehanoi) |
Cây cầu nổi bật với sắc sơn màu đỏ. Qua nhiều lần trùng tu, màu sắc này vẫn được giữ nguyên không thay đổi bởi ý nghĩa lịch sử và tâm linh. (Ảnh: Papapupapa) |
Sắc sơn đỏ của cây cầu liên quan mật thiết đến ý nghĩa tâm linh của cầu Thê Húc. Ngoài ra, màu sắc này cũng tượng trưng cho màu của mặt trời, màu của sự sống, may mắn và hạnh phúc theo quan niệm của người Á Đông.
Cầu Thê Húc hướng về phía Đông, hướng về phía mặt trời mọc để đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí của trời đất. (Ảnh: valroungravee valroungravee) |
Quay trở lại với những câu chuyện liên quan đến cây cầu Thê Húc. Người xưa tương truyền rằng, từ khi có cây cầu này, sĩ tử thi Hương chen nhau vào đền thắp hương cầu khấn, đặc biệt vào mỗi mùa thi, cụ từ trông đền phải cho người ra nhắc nhở thí sinh không chen lấn vì sợ sập cầu.
Vào giai đoạn 1882-1887, đền Ngọc Sơn trở thành nơi ở của một viên quan tư trong quân đội viễn chinh Pháp. Trước cảnh ngang trái, một thanh niên trí thức tên là Nguyễn Văn đã nảy ra ý định đốt cầu để cảnh cáo thực dân Pháp xúc phạm cõi tâm linh.
Vào một đêm cuối đông năm 1887, vụ phóng hỏa diễn ra thành công. Sau vụ cháy, các tấm ván trên mặt cầu đã cháy thành than. Kể từ đó, viên quan tư cảm thấy lo sợ và bất an nên đã sai quân chuyển đồ đạc đi nơi khác, không dám ở đền Ngọc Sơn nữa. Đồng thời, cầu Thê Húc cũng được tu sửa và xây dựng lại.
Kết cấu cầu mới cong hơn để chịu lực tốt hơn, mặt cầu được lát ván dọc thay vì ván ngang như cầu cũ. (Ảnh: daniemarcee daniemarcee) |
Thế nhưng, sau sự cố phóng hỏa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây cầu thì khoảng 55 năm sau, vào đêm Giao thừa năm 1952, cây cầu một lần nữa bị quá tải và gãy một nhịp do khách đi lễ ở đền Ngọc Sơn quá đông.
Khi đó, cầu Thê Húc được sơn màu đỏ và làm bằng gỗ rất thô sơ. Tuy nhiên, sau sự cố gãy cầu này, thị trưởng Hà Nội lúc đó là Thẩm Hoàng Tín đã cho phá bỏ cây cầu cũ và xây dựng lại một cây cầu mới dựa trên bản thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Diệm. Ngoài ra còn có sự giám sát xây dựng của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng.
Theo đó, để đảm bảo độ bền và không gây nguy hiểm cho người đi lại trên cầu, hai nhà kiến trúc sư đã quyết định đúc móng cầu bằng xi măng thay vì dùng cấu trúc gỗ như trước đó.
Từ những năm 1990, hệ thống đèn chiếu đa sắc màu được lắp dọc thành cầu, bật sáng vào buổi tối để tăng thêm tính thẩm mỹ cho cây cầu. (Ảnh: Thomiichau) |
Trước đây, du khách và người dân được miễn phí khi lên cầu Thê Húc để thăm đền Ngọc Sơn, ngắm nhìn khung cảnh Hồ Gươm hay thậm chí là hóng gió. Thế nhưng, hiện nay du khách muốn lên cầu vào đền sẽ phải mua vé. Giá vé vào cửa hiện tại là 30.000 đồng.
Từ cây cầu Thê Húc cho đến đài Nghiên, tháp Bút,… xung quanh Hồ Gươm đều ẩn chứa yếu tố linh thiêng này trong việc chọn hướng và màu sắc, kiến trúc, biểu tượng của các di tích...
Xem thêm
"Cổng trời Bali" phiên bản Việt: "Những gì không phải của Đà Lạt, xin đừng mang về thành phố mộng mơ" Sự xuất hiện của "cổng trời Bali" ở Đà Lạt mới đây đã tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều trên cộng đồng mạng ... |
3 khu phố lừng danh thu hút đông đảo khách Tây ở Hà Nội Ghé thăm những khu phố này, từ sáng tới tối, bạn đều có thể bắt gặp được đông đảo du khách Tây đang dạo bộ ... |
Hai bức ảnh chụp về Việt Nam lọt top ảnh du lịch đẹp 2019 của CNN Trong số 58 bức ảnh du lịch đẹp nhất năm nay được các biên tập viên của CNN bình chọn và cập nhật đến ngày ... |