Cấp căn cước cho người gốc Việt chưa xác định quốc tịch từ ngày 1/7
Hiện nay, người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến lịch sử, chiến tranh, di cư… khiến họ không có giấy tờ hộ chiếu, căn cước. Điều này vừa gây khó khăn trong quản lý, đảm bảo an ninh, trật tự, vừa hạn chế việc họ sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, tìm kiếm việc làm, học tập, hưởng trợ cấp, trợ giúp xã hội…
Theo đó, việc quản lý, cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam thể hiện trách nhiệm của nhà nước ta và cũng là cơ sở để người gốc Việt Nam có điều kiện để thực hiện trách nhiệm với xã hội, với địa phương nơi đang sinh sống lâu nay; khi họ được xác định có quốc tịch Việt Nam hoặc được công nhận quốc tịch Việt Nam thì sẽ được cấp thẻ căn cước như mọi công dân khác; đồng thời, phục vụ tốt hơn công tác quản lý nhà nước về dân cư.
Cấp căn cước cho người gốc Việt chưa xác định quốc tịch từ ngày 1/7. (Ảnh minh họa) |
Luật Căn cước được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 hoàn thiện pháp luật, đáp ứng thực tiễn về quản lý dân cư, cải cách hành chính, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Từ 1/7, Bộ Công an sẽ triển khai việc cấp thẻ căn cước theo quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Luật Căn cước quy định: "Thẻ Căn cước công dân (CCCD) đã được cấp trước ngày Luật Căn cước có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước".
Như vậy, thẻ căn cước có giá trị tương đương như thẻ CCCD. Tuy nhiên đối với các trường hợp công dân đang sử dụng thẻ CCCD vẫn còn thời hạn sử dụng thì vẫn tiếp tục được sử dụng đến khi hết thời hạn mới phải đổi sang thẻ căn cước, trừ trường hợp công dân có nhu cầu đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước.
Bộ Công an cũng đã sẵn sàng các điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ để đảm bảo việc thu nhận hồ sơ, cấp thẻ căn cước cho công dân và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.
Để thực hiện có hiệu quả việc cấp thẻ căn cước, ngoài việc bảo đảm các điều kiện cần thiết về nhân lực, thiết bị, Bộ Công an đã chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền, có kế hoạch triển khai cụ thể, hoàn thiện các phần mềm, hệ thống, tổ chức tập huấn cho cán bộ trực tiếp thực hiện, phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị và chính quyền địa phương.
Với kinh nghiệm đã triển khai thành công chiến dịch cấp thẻ Căn cước công dân thì Bộ Công an hoàn toàn chủ động và tin tưởng cũng sẽ triển khai thành công việc cấp thẻ căn cước.
TP.HCM: trao đổi thông tin về đăng ký thường trú, Căn cước công dân cho người Việt Nam ở nước ngoài Sáng 29/9, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tuyên truyền một số quy định pháp luật hiện hành liên quan đến đăng ký thường trú, Căn cước công dân cho người Việt Nam ở nước ngoài. |
Quốc hội thông qua việc thu thập mống mắt vào cơ sở dữ liệu căn cước Luật Căn cước vừa được Quốc hội thông qua quy định thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt vào trong Cơ sở dữ liệu căn cước, bên cạnh ảnh khuôn mặt, vân tay, giọng nói và ADN. |