Trang chủ Quốc tế Văn hóa - Văn minh
06:00 | 28/11/2022 GMT+7

Cánh cửa đàm phán Nga - Ukraine còn để ngỏ hay đã đóng chặt?

aa
Đó là câu hỏi mà không ít người đã đặt ra khi “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine đã bước sang tháng thứ 9 với những diễn biến khốc liệt trên chiến trường và vẫn chưa nhìn thấy một triển vọng rõ ràng về việc hai bên cùng ngồi lại đối thoại để tìm đường ra cho cuộc xung đột đang gây những thiệt hại ngày càng nặng nề này.
Xung đột Nga - Ukraine có vượt tầm kiểm soát? Xung đột Nga - Ukraine có vượt tầm kiểm soát?
Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Ukraine Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Ukraine

Nếu nhìn vào thực tế chiến trường xung đột hiện nay giữa Nga và Ukraine, người ta khó có thể thấy một chút nào đó về cơ hội đàm phán hòa bình giữa hai bên. Việc giành lại quyền soát thành phố chiến lược Kherson ở miền nam sau khi quân Nga chủ động rút đi đã tạo cú hích lớn cho Ukraine về niềm tin có thể giành chiến thắng trên chiến trường trong cuộc xung đột quân sự.

Thế nhưng, trong thế trận hiện nay của cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine, giới quân sự cho rằng khó để có thể một bên nào đó có thể sớm giành chiến thắng trên chiến trường. Việc Nga chủ động rút khỏi thành phố Kherson được nhìn nhận với nhiều góc độ khác nhau và có những phân tích cho rằng xung đột còn có thể kéo dài khi phía Nga củng cố những nơi nằm dưới sự kiểm soát của họ.

Ảnh minh họa về cuộc xung đột Nga-Ukraine, đứng đầu mỗi bên là Tổng thống Putin và Tổng thống Zelensky (Ảnh: AP).
Ảnh minh họa về cuộc xung đột Nga-Ukraine, đứng đầu mỗi bên là Tổng thống Putin và Tổng thống Zelensky (Ảnh: AP).

Trận không kích quy mô lớn vào thủ đô Kiev và nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine mới đây phần nào cho thấy sức mạnh của Nga. Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg trong phát biểu sau khi Ukraine kiểm soát thành phố Kherson đã cho rằng, “không nên phạm sai lầm khi đánh giá thấp Nga” và “họ vẫn kiểm soát khu vực lãnh thổ rộng lớn của Ukraine”.

Khi tình thế xung đột quân sự Nga - Ukraine vẫn trong thế giằng co khó đoán định đã thấy xuất hiện những động thái rất đáng chú ý. Tổng thống Tayyip Erdogan trong cuộc điện đàm trung tuần tháng 11/2022 với người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh tới lời kêu gọi nối lại đàm phán ngoại giao giải quyết xung đột Nga - Ukraine bởi cho rằng cuộc xung đột kéo dài này làm gia tăng nguy cơ leo thang căng thẳng.

Đáng chú ý, lên tiếng về chuyện đàm phán giữa Nga và Ukraine lại thấy xuất hiện khá nhiều từ Mỹ, quốc gia hậu thuẫn chủ chốt và mạnh mẽ nhất cho Ukraine trong cuộc xung đột hiện nay. Tờ Nhật báo Phố Wall (WSJ) dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết, trong chuyến công du tới Kiev đầu tháng 11/2022, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã đề nghị Tổng thống chủ nhà Volodymyr Zelensky suy nghĩ về quan điểm “thực tế” trong các cuộc đàm phán với Nga.

Đại sứ Mỹ tại NATO Julianne Smith không lâu sau đó công khai nói rằng, Washington hy vọng các cuộc đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga sẽ sớm diễn ra, nhưng nhấn mạnh việc Kiev tự quyết định các điều kiện đàm phán. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Mark Milley, cũng lên tiếng rằng, tình hình hiện nay trên lãnh thổ Ukraine cho thấy thực tế là các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine có thể diễn ra vào mùa Đông năm nay khi “tình hình chiến tuyến ổn định”, một cách nói quân sự về thế giằng co trên chiến trường.

Thực tế, sau khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ngày 24/2/2022 nhằm vào Ukraine, hai bên đã tiến hành nhiều vòng đàm phán, Thậm chí những vòng đàm phán này còn diễn ra không lâu sau khi xung đột bùng phát, lúc chiến sự ở giai đoạn ác liệt nhất.

Chỉ 4 ngày sau khi nổ ra chiến sự, Nga và Ukraine đã mở vòng đàm phán đầu tiên vào ngày 28/2. Hai bên sau đó liên tiếp tổ chức các vòng đàm phán cả trực tiếp và trực tuyến nhằm sớm chấm dứt chiến sự, ký kết một hiệp ước hòa bình dưới sự chứng kiến trực tiếp của Tổng thống hai nước Nga và Ukraine.

Trong đó, vòng đàm phán trực tiếp tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 29/3/2022 đang mang lại những tín hiệu tích cực nhất. Phía Nga đã đưa ra hai biện pháp mà nước này cho là quan trọng nhằm làm giảm căng thẳng, bao gồm đề xuất tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Nga - Ukraine, đồng thời giao Bộ Ngoại giao hai nước hướng tới việc ký kết một hiệp ước hòa bình.

Đoàn đám phán Nga cũng đã nhận được đề xuất bằng văn bản của phía Ukraine về một thỏa thuận giữa các bên "được xây dựng một cách rõ ràng". Trong đó, đề cập tới lệnh cấm sản xuất, triển khai vũ khí hủy diệt hàng loạt, đồng thời cấm các hoạt động triển khai căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Ukraine. Phía Ukraine đã chấp thuận quy chế phi hạt nhân và trung lập hóa nếu nhận được những bảo đảm nhất định về an ninh.

Thế nhưng, sau những tín hiệu tích cực từ vòng đàm phán tại Istanbul, hai bên Nga và Ukraine không có vòng đàm phán nào tiếp theo, thay vào đó là xung đột diễn ra ngày càng khốc liệt. Cho đến nay chưa có con số thống kê chính thức nào về tổn thất của hai phía trong cuộc xung đột, song đó là những còn số thiệt hại rất nặng về về cả người và vật chất.

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine càng kéo dài thì càng gây những hậu quả nặng nề về nhân đạo, chính trị, an ninh và kinh tế cho không chỉ các bên trực tiếp tham chiến mà còn với rất nhiều quốc gia khác, nguy cơ đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, làm tổn thương tới hàng tỷ người nghèo, người yếu thế. Với thế giằng co trên chiến trường hiện nay, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có thể còn kéo dài mà có thể không bên nào có thể giành chiến thắng bằng biện pháp quân sự. Trong phiên họp bất thường của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc ngày 24/11, nhiều thành viên trong hội đồng như Ấn Độ, Brazil, Nam Phi hay Trung Quốc… đã kêu gọi làm mới nỗ lực ngoại giao để chấm dứt chiến sự tại Ukraine.

Cánh cửa đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine còn để ngỏ hay đã đóng chặt? Rất khó để có câu trả lời chính xác vào lúc này, song có điều là sức mạnh quân sự không thể mang lại một nền hòa bình bền vững mà chỉ có ngồi lại đàm phán mới tìm ra giải pháp đưa đến điều mà người dân hai bên và thế giới đang cùng mong đợi này.

Những trông đợi “bên lề” Hội nghị cấp cao ASEAN Những trông đợi “bên lề” Hội nghị cấp cao ASEAN
Khu vực mà thế giới đang dồn sự chú ý tới Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40 và 41 cùng các hội nghị liên quan bởi những nội dung bàn thảo và quyết định trên bàn nghị sự chính thức mà còn là các cuộc gặp gỡ đáng chú ý, những cuộc gặp lần đầu tiên của “những người mới” - các nhà lãnh đạo lần đầu tham dự sau khi nhậm chức.
Việt Nam chúc mừng Ukraine chính thức tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á Việt Nam chúc mừng Ukraine chính thức tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, chiều 11/11, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba trong dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị cấp cao liên quan tại thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia.
Dương Hà
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam quảng bá sản phẩm tại hội chợ ẩm thực quốc tế tại Nga

Việt Nam quảng bá sản phẩm tại hội chợ ẩm thực quốc tế tại Nga

Ngày 17/9 (giờ địa phương) Gian hàng quốc gia Việt Nam tại Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024 đã được khai trương trong khuôn viên sự kiện tại Trung tâm Triển lãm Crocus Expo, Moskva, Liên bang Nga.
Ngày hội đoàn kết của sinh viên Việt Nam tại Nga

Ngày hội đoàn kết của sinh viên Việt Nam tại Nga

Ngày15/9/2024, tại Khu liên hợp thể thao Metallurg (Thủ đô Moscow, Liên bang Nga) đã diễn ra lễ khai mạc Đại hội Thể thao sinh viên Việt Nam toàn Nga 2024. Hơn 600 vận động viên đến từ 18 tổ chức Đoàn, Hội đã tham dự Đại hội.
Bạch dương: Cây kỳ diệu của nước Nga

Bạch dương: Cây kỳ diệu của nước Nga

Nếu cây tre là biểu tượng trong đời sống Việt Nam, cây bạch dương được người dân coi là biểu tượng của nước Nga. Bạch dương được yêu mến và tôn vinh nhờ vẻ đẹp thanh tao, sức sống mãnh liệt cùng những giá trị đặc biệt khác.

Các tin bài khác

Cung điện Mùa Đông - kiệt tác kiến trúc và lịch sử

Cung điện Mùa Đông - kiệt tác kiến trúc và lịch sử

Nằm giữa lòng thành phố Saint Petersburg, thành phố lớn thứ hai của Nga, Cung điện Mùa Đông không chỉ là một kiệt tác kiến trúc mà còn là biểu tượng quyền lực và sự thịnh vượng của đế chế Nga.
Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới Baikal: kỳ quan của tự nhiên

Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới Baikal: kỳ quan của tự nhiên

Hồ Baikal, nằm tại miền đông Siberia của Liên bang Nga, không chỉ là hồ nước ngọt sâu nhất mà còn là hồ cổ xưa nhất trên hành tinh. Với vẻ đẹp hoang sơ, bề dày lịch sử và giá trị sinh thái đặc biệt, Baikal nổi bật như một báu vật của Trái đất, chứa tới 20% lượng nước ngọt bề mặt của thế giới, tương đương khoảng 23.600 km³ nước.
Nhà thờ Thánh Basil: sự kết hợp tuyệt đỉnh của kiến trúc tôn giáo và thế tục

Nhà thờ Thánh Basil: sự kết hợp tuyệt đỉnh của kiến trúc tôn giáo và thế tục

Tọa lạc tại trung tâm Quảng trường Đỏ ở Moskva, Nhà thờ Thánh Basil nổi bật như một tòa lâu đài huyền bí và rực rỡ. Nguyên nhân hấp dẫn hàng triệu du khách mỗi năm có lẽ là sự kết hợp tuyệt đỉnh của kiến trúc tôn giáo và nghệ thuật đời sống cực kỳ hài hòa và sâu sắc.
Trùng tu di tích - kinh nghiệm từ nước Pháp

Trùng tu di tích - kinh nghiệm từ nước Pháp

Do đặc thù Paris là thủ đô của nước Pháp nên đa số các di sản ở thành phố này đều quan trọng và có lịch sử lâu đời, đòi hỏi việc duy tu bảo dưỡng thường xuyên.

Đọc nhiều

Việt Nam trân trọng sự đoàn kết, động viên của quốc tế và người Việt ở nước ngoài trong thiên tai

Việt Nam trân trọng sự đoàn kết, động viên của quốc tế và người Việt ở nước ngoài trong thiên tai

Ngày 19/9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: Việt Nam luôn trân trọng sự đoàn kết quý giá, sự động viên, thăm hỏi, hỗ trợ kịp thời của cộng đồng quốc tế và người Việt ở nước ngoài, nhằm chung tay khắc phục những thiệt hại to lớn do thiên tai, bão lũ gây ra.
FAVIJA trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi)

FAVIJA trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi)

Sáng 18/9, tại trụ sở Uỷ ban TƯ MTTQ VN, ông Đỗ Quang Ba, Chủ tịch Tổ chức Giao lưu Quốc tế Việt Nam Nhật Bản (FAVIJA) đã trao số tiền 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi).
HUFO phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ

HUFO phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 19/8, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM (HUFO) đã tổ chức lễ phát động quyên góp nhằm hỗ trợ đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 (Yagi) và lũ lụt.
Vùng 3 Hải quân: Đổi mới công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng

Vùng 3 Hải quân: Đổi mới công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng

Giai đoạn 2019-2024, Vùng 3 Hải quân đã thường xuyên đổi mới công tác thi đua khen thưởng, đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng trong toàn Vùng, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa, chống chủ nghĩa cá nhân, tập trung chuyển biến khâu yếu, mặt yếu và nâng cao chất lượng, hiệu quả mọi mặt công tác của từng cơ quan, đơn vị, giúp toàn Vùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Vùng 3 Hải quân: Đổi mới công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng

Vùng 3 Hải quân: Đổi mới công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng

Giai đoạn 2019-2024, Vùng 3 Hải quân đã thường xuyên đổi mới công tác thi đua khen thưởng, đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng trong toàn Vùng, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa, chống chủ nghĩa cá nhân, tập trung chuyển biến khâu yếu, mặt yếu và nâng cao chất lượng, hiệu quả mọi mặt công tác của từng cơ quan, đơn vị, giúp toàn Vùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Bồi đắp tình yêu biển, đảo cho thế hệ trẻ

Bồi đắp tình yêu biển, đảo cho thế hệ trẻ

Từ ngày 15 đến 18/9, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang và Trường Đại học FPT Cần Thơ tổ chức tuyên truyền biển, đảo, thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân sẵn sàng ứng phó với bão lũ

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân sẵn sàng ứng phó với bão lũ

Ngày 19/9, tại Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai nhiệm vụ phòng chống bão lũ, ứng phó với thiên tai.
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
video ca nuoc huong ve dong bao vung bao lu
su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
nhung viec nen va khong nen lam khi bao yagi do bo
8 thang nam 2024 khach du lich quoc te den ha noi tang 42
inforgraphics ngay hoi van hoa huu nghi sac mau asean
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Bão số 4 cách Đà Nẵng 160km, cảnh báo 4 tỉnh, thành có mưa rất lớn

Bão số 4 cách Đà Nẵng 160km, cảnh báo 4 tỉnh, thành có mưa rất lớn

Dự báo hôm nay, bão số 4 hướng vào ven biển Quảng Trị - Quảng Nam rồi đi vào đất liền các tỉnh miền Trung. Cơ quan khí tượng cảnh báo tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng có mưa rất lớn trong sáng nay.
Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, giật cấp 10 trong 24 giờ tới

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, giật cấp 10 trong 24 giờ tới

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông.
Thời tiết hôm nay 17/9: Biển Đông gió mạnh, sóng lớn, cả nước có mưa

Thời tiết hôm nay 17/9: Biển Đông gió mạnh, sóng lớn, cả nước có mưa

Ngày 17/9, Biển Đông có áp thấp nhiệt đới, khả năng xảy ra lốc xoáy, gió giật mạnh cấp 7-8. Cả nước có mưa nhiều nơi, về chiều mưa to đến rất to.
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để bảo đảm an toàn?

Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để bảo đảm an toàn?

Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
Thời tiết hôm nay 14/9: Bắc Bộ nắng, lũ trên các sông xuống chậm

Thời tiết hôm nay 14/9: Bắc Bộ nắng, lũ trên các sông xuống chậm

Hôm nay 14/9, thời tiết Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Lũ tại các sông đang xuống chậm. Nguy cơ sạt lở đất vẫn xảy ra trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ dù mưa đã giảm.
Cảnh báo không chuyển tiền vào những tài khoản giả mạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Cảnh báo không chuyển tiền vào những tài khoản giả mạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trên mạng xã hội đã xuất hiện những website và fanpage giả mạo các cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để huy động nguồn lực ủng hộ các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng cơn bão số 3.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động