Cảnh báo nguy cơ cạn kiệt hải sản do Trung Quốc xây đảo nhân tạo và đánh bắt quá mức
Trung Quốc bành trướng chiến lược xây đảo nhân tạo ra Thái Bình Dương |
Mỹ kêu gọi trừng phạt các công ty xây dựng đảo bất hợp pháp trên Biển Đông |
Đội tàu cá khổng lồ Trung Quốc đồng loạt ra khơi ở Biển Đông ngày 16.8 ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CCTV |
Hệ sinh thái bị phá vỡ, hải sản cạn kiệt
Ngày 16.9, trong buổi trao đổi trực tuyến do Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM tổ chức, chuyên gia John McManus tại Đại học Miami (Mỹ) cho biết: “Những rạn san hô ở Biển Đông đẹp như những vườn hoa, có thể nói là đẹp nhất trên thế giới. Nhưng khi tàu của Trung Quốc đến đây để đánh bắt loài trai khổng lồ thì họ đã tạo nên những rặng núi hình vòng cung từ cát và san hô chết”.
Ông cũng dẫn lại các dữ liệu cho thấy ước tính có khoảng 3,7 triệu người tham gia vào hoạt động đánh bắt ở Biển Đông, trong đó Trung Quốc chiếm 649.000 người.
Bên cạnh đó, Trung Quốc sở hữu đội tàu cá với hơn 4 triệu thuyền viên thuộc hàng lớn nhất thế giới. Tổ chức Global Fishing Watch (Theo dõi Đánh bắt Toàn cầu) đã sử dụng ảnh chụp vệ tinh xác nhận đội tàu cá xa bờ của Trung Quốc có đến 16.966 chiếc.
Cụ thể, các nghiên cứu gần đây cho thấy chính phủ Trung Quốc hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động đánh bắt, chẳng hạn miễn thuế, hỗ trợ tiền mua nhiên liệu, tổng cộng khoảng 16,6 tỉ USD/năm. Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), Trung Quốc chiếm khoảng 15% sản lượng đánh bắt trên toàn thế giới vào năm 2018.
Các tàu cá Trung Quốc nổi tiếng mạnh tay khai thác và thường được tàu cảnh sát biển hộ tống khi đánh bắt xa bờ. Chuyên gia McManus cho biết chính quyền và quân đội Trung Quốc tài trợ đáng kể cho các đội tàu cá tiến hành hoạt động đánh bắt ở Biển Đông. “Điều này dẫn đến tình trạng đánh bắt quá mức, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên sinh vật biển”, ông McManus cảnh báo.
Mặt khác, kể từ năm 2013, chính phủ Trung Quốc đã điều nhiều tàu nạo vét và phá hủy hầu hết các rạn san hô để bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo tại 7 thực thể bị Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông.
Theo ước tính, các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông đã gây thiệt hại cho khoảng 159/162 km2 san hô tại vùng biển này. Trong đó hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo trái phép của Trung Quốc gây thiệt hại khoảng 14/15 km2; hoạt động nạo vét của Trung Quốc gây thiệt hại khoảng 39/40 km2; hoạt động nạo vét làm bến đỗ, kênh rạch cho tàu thuyền đi lại của Trung Quốc gây thiệt hại khoảng 2/3 km2; hoạt động khai thác trai khổng lồ của Trung Quốc gây thiệt hại khoảng 104/104 km2.
Đưa ra dẫn chứng cụ thể, giáo sư sinh thái và sinh học biển tại Đại học Miami, Mỹ, John McManus nói: “Ở bãi cạn Scarborough (bãi cạn Trung Quốc giành quyền kiểm soát từ Philippines hồi năm 2012), Trung Quốc chẳng những cho tàu quây kín không cho ngư dân Philippines đánh bắt cá mà nước này còn cho tàu các tàu có các lưỡi cắt để đào sâu xuống đáy biển nhằm khai thác loài trai khổng lồ”.
Theo giáo sư Mc Manus, những khu vực rạn san hô sống gần đó sớm muộn cũng sẽ bị chết khi cát và bùn từ các hoạt động nạo vét và công trình xây dựng bao phủ chúng. Phải mất cả nghìn năm để các rạn san hô làm việc tạo ra một mét sỏi, cát và bùn quanh chúng và vì vậy những nơi mà cát, sỏi, bùn và san hô bị nạo vét đi sẽ bị thay đổi vĩnh viễn.
Giáo sư John McManus. Ảnh: VOV |
Trung Quốc gian dối trong hoạt động khai thác
Chuyên gia McManus cho biết Bắc Kinh không cung cấp thông tin minh bạch nên khó có thể xác định chính xác số lượng hải sản các tàu cá Trung Quốc đánh bắt giữa lúc nguồn sinh vật biển suy giảm đáng báo động trong vòng nửa thế kỷ qua. Bên cạnh đó, ông McManus cũng thừa nhận giới khoa học khó có thể dự đoán khi nào nguồn hải sản ở Biển Đông sẽ cạn kiệt do không có đủ dữ liệu.
“Trung Quốc nói dối các nhà khoa học rằng họ chỉ xây dựng đảo nhân tạo trên các rạn san hô đã chết, nhưng vì sao chúng chết? Chính các tàu của Trung Quốc khai thác trai khổng lồ là thủ phạm cướp đi sự sống của các rạn san hô ở Biển Đông. Họ không thể bao biện cho điều này. Những hoạt động hủy hoại hệ sinh thái ở Scarborough, ở Hoàng Sa, Trường Sa phần lớn là do Trung Quốc gây ra, những nước khác chỉ có một phần nhỏ trách nhiệm.
Giáo sư McManus cho rằng, những thiệt hại từ các hoạt động khai thác trai khổng lồ cùng với hoạt động đánh bắt tận diệt tại Biển Đông còn làm suy giảm số loài thủy sản và gây ra nguy cơ tuyệt chủng đối với một số loài. Điều này có nghĩa là nguồn cá để nuôi sống một bộ phận dân số các nước ven Biển Đông sẽ thiếu hụt, do đó làm gia tăng nguy cơ về an ninh lương thực.
Đề xuất giải pháp cho vấn đề nêu trên, giáo sư McManus nói: “Một nước đánh bắt quá nhiều thì đương nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến các nước khác. Nó cũng giống như trong cuộc sống hàng ngày, khi cơ hội trao cho bạn nhiều hơn thì cơ hội dành cho người khác sẽ ít đi. Vì thế nên cách tốt nhất ở đây là phải dừng ngay những tuyên bố chủ quyền phi lý.
Nếu không muốn nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt, các nước liên quan cần phải ngồi lại với nhau để tính toán lại, phối hợp xây dựng kế hoạch đánh bắt ở Biển Đông. Chúng ta cần một thỏa thuận hòa bình, có thể kéo dài 30 năm rồi gia hạn và tiến tới thỏa thuận quản lý Biển Đông về nguồn lợi thủy sản.
Theo tôi, cần phải có một công viên xanh để bảo tồn đa dạng sinh học ở Biển Đông. Tuy nhiên, đây sẽ không phải là điều dễ thực hiện bởi chắc chắn nó sẽ vấp phải sự phản đối của các nước có lợi ích trực tiếp khi nguồn thu của họ bị ảnh hưởng”.
Yêu cầu Trung Quốc làm rõ việc tàu hải cảnh ngang nhiên xâm phạm biển Indonesia Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia, Teuku Faizasyah hôm qua tuyên bố Bộ Ngoại giao Indonesia đã liên hệ trực tiếp với Đại sứ ... |
Bộ Quốc phòng Anh được yêu cầu cử tàu sân bay tới Biển Đông đối phó với Trung Quốc Báo Daily Express của Anh ngày 13/9 đưa tin Bộ Quốc phòng Anh đã được yêu cầu cử tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đối ... |
Trung Quốc bành trướng chiến lược xây đảo nhân tạo ra Thái Bình Dương Trung Quốc, Thái Bình Dương, Mỹ, quân sự, Hawaii, Australia, Úc, cảo tạo đảo, cải tạo đất, đảo nhân tạo, biển Đông |