Cần làm sâu sắc hơn chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng để thúc đẩy kinh tế giữa Việt Nam - Hoa Kỳ
Góp phần thúc đẩy được quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Mông Cổ Sáng 21/12, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Trần Thanh Nam được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Trần Thanh Nam mong muốn thời gian tới, ngoài nhiệm vụ củng cố và tăng cường quan hệ nhân dân, giao lưu văn hóa, Hội còn góp phần thúc đẩy được quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước. |
Đẩy mạnh và phát huy vai trò của ngoại giao kinh tế để khôi phục, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh Trong thời gian tới, công tác đối ngoại địa phương cần tập trung vào việc đẩy mạnh và phát huy vai trò của ngoại giao kinh tế trong đối ngoại địa phương. Tiếp nối những thành công trong ngoại giao vaccine, ngoại giao kinh tế sẽ là chất xúc tác quan trọng cho các địa phương trong khôi phục sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy phục hồi. |
Kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, hai quốc gia đã trở thành đối tác toàn diện từ chính trị, ngoại giao, kinh tế đến giáo dục, khoa học - công nghệ... Nhờ vậy, hợp tác thương mại giữa hai nước đã có những bước phát triển đáng ghi nhận.
Năm 2020, lần đầu tiên, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vượt mốc 90 tỷ USD, hiện đang hướng tới 100 tỷ USD. Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Hoa Kỳ, trong khi Hoa Kỳ cũng là đối tác thương mại lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á ký Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ. Rất nhiều cơ hội đầu tư thương mại giữa hai nước sẽ được mở ra khi có đường bay thẳng thường lệ của Vietnam Airlines kết nối giữa hai nước.
Tính chung trong giai đoạn 5 năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng 230%, trong khi xuất khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng tăng trưởng tới hơn 175%. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ tập trung vào nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng. Do đó, mặc dù dịch COVID-19 tác động không nhỏ nhưng xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang Hoa Kỳ trong năm 2020 vẫn tăng mạnh ở mức 3 con số, đạt 12,2 tỷ USD, tăng 141,5% so với năm 2019.
Đặc biệt, mặc dù dịch COVID-19 kéo dài và diễn biến phức tạp khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy nhưng năm 2020 là năm đầu tiên tổng kim ngạch trao đổi thương mại Việt - Mỹ vượt qua mốc 90 tỷ USD, đạt 90,8 tỷ USD.
Thanh long nhập khẩu từ Việt Nam được bao bọc thành gói và bày bán tại chợ Mỹ. |
Tại diễn đàn “Thúc đẩy giao thương Việt Nam – Hoa Kỳ trong hoàn cảnh mới” tổ chức vào tháng 11/2021, ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định: "Một bộ phận quan trọng, không thể tách rời của quan hệ bang giao Việt Nam - Hoa Kỳ đang phát triển . Thương mại đã trở thành một trụ cột của mối quan hệ song phương ngày càng phát triển của hai nước. Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Mỹ với thị trường gần 100 triệu người tiêu dùng, tăng trưởng tích cực, chính sách thông thoáng, kết nối chặt chẽ với thị trường ASEAN và nhiều thị trường lớn trên thế giới nhờ mạng lưới các hiệp định thương mại tự do".
Chia sẻ về tầm nhìn Việt Nam Hoa Kỳ và những vấn đề đặt ra trong hợp tác quốc tế, ông Phạm Quang Vinh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Đại diện Hội Việt - Mỹ khẳng định: Việt Nam coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác hàng đầu và luôn tạo mọi thuận lợi để thúc đẩy mối quan hệ này. Ngược lại, Hoa Kỳ coi trọng hợp tác với Việt Nam và luôn ủng hộ một Việt Nam mạnh, độc lập và thịnh vượng.
Hướng tới kỷ niệm 10 năm Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ông Phạm Quang Vinh cho rằng, hai nước cần xây dựng lộ trình để nâng quan hệ đối tác toàn diện lên tầm đối tác chiến lược. Điều này phù hợp với lợi ích của cả Việt Nam và Hoa Kỳ, đồng thời cũng phù hợp với chính sách đối ngoại và khung quan hệ của Việt Nam với các nước.
Ông Charles Ranado - Tham tán thương mại, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam thay mặt nhà chức trách Mỹ trao chứng chỉ cấp phép bay thẳng thường lệ cho Vietnam Airlines |
Bà Virginia Foote, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) khẳng định hiện nay, Việt Nam - Hoa Kỳ đang có rất nhiều mối quan tâm chung trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực kinh tế đang dần nhận được chú trọng hơn bao giờ hết.
Theo bà Virginia Foote, hiện nay hai nước đang có rất nhiều mối quan tâm chung trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh mối quan tâm về an ninh quốc phòng, ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng quan tâm hơn đến vấn đề thực chất là kinh tế thương mại để khuyến khích thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới.
Tuy nhiên, bà Foote cho biết, có rất nhiều vấn đề hai bên cần làm việc với nhau để thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế và đầu tư. Về TIFA, đây chính là điểm hai nước cần nỗ lực hơn do vẫn còn nhiều điều chưa thỏa mãn yêu cầu của hai bên. Do đó, Chủ tịch Amcham cho rằng, hai bên cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện những vấn đề này để có một cơ chế làm việc với nhau hiệu quả hơn.
Một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay là phát triển kinh tế số, bà Virginia đánh giá Mỹ sở hữu những doanh nghiệp mạnh về công nghệ thông tin và Việt Nam cũng đang dần có nhiều doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, bên cạnh phát triển dịch vụ số hai nước cũng phải xây dựng khung hoạt động của ngành này để các doanh nghiệp lớn như Vietnam Airlines, các ngân hàng tham gia mạnh mẽ hơn vào cấu trúc nền kinh tế số.
Chủ tịch Amcham chia sẻ, một trong những vấn đề Amcham đang tích cực làm việc với chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ là tìm ra chuẩn mực toàn cầu để các doanh nghiệp biết để trông đợi, kỳ vọng những gì từ hai bên. "Đây là một việc làm không đơn giản do có những yếu tố thay đổi liên tục, do vậy chúng ta cần tìm ra sự đồng thuận chung mà không xảy ra những chồng chéo, xung đột", bà Virginia khẳng định.
Bên cạnh đó, vẫn còn có một số khía cạnh quan trọng như sống chung với COVID-19 và hậu COVID-19, đặc biệt và trong việc cần làm sâu sắc hơn chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng. Đây là điều thực sự rất khó khăn với cả hai bên khi doanh nghiệp gặp các khó khăn tiếp vận hậu cần (logistics). Tuy nhiên, việc xây dựng đường bay thẳng Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ rất tốt cho hoạt động logistic để hướng tới mục tiêu phục hồi, tái lập chuỗi cung ứng.
Đồng thời, để nâng cao việc hợp tác thương mại giữa hai nước, bà Amcham khuyến nghị một trong những yếu tố cần nhấn mạnh là chính sách thuế, môi trường quản lý. Theo Chủ tịch Amcham, hiện tại chính sách thuế còn chưa có sự đồng bộ giữa các tỉnh thành, ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp Hoa Kỳ. Cùng với đó là các thủ tục hành chính cần giảm thiểu, nhất là các thủ tục tốn nhiều chi phí.
Một trong những vấn đề doanh nghiệp Hoa Kỳ rất quan tâm là lĩnh vực năng lượng. "Chúng tôi đã tìm hiểu về quy hoạch điện 8, vấn đề điện khí ngoài khơi, hình thức năng lượng tái tạo… nếu có khuôn khổ quản lý, tạo lập như hợp đồng mua bán điện rõ ràng giúp cho Việt Nam có thể tận dụng nguồn lực toàn cầu mạnh mẽ, các quỹ, các ngân hàng cùng vào với các dự án từ đó có thể đống góp vào tương lai xanh của đất nước", bà Foote chia sẻ.
Những đề xuất nhằm thúc đẩy kinh tế Việt Nam - Malaysia Quan tâm tới giới trẻ, cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nối lại các hợp tác bị gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch ngay khi tình hình cho phép như mở cửa lại du lịch nội địa và quốc tế, nối lại đường bay, tăng số lượng và đơn giản hóa các thủ tục tiếp nhận lao động Việt Nam tại Malaysia… là những đề xuất nhằm tháo gỡ khó khăn do Covid-19 gây ra và phát triển kinh tế đạt mục tiêu đề ra giữa Việt Nam và Malaysia. |
Đề xuất TP.HCM tăng cường kết nghĩa với một số tỉnh, thành của Nhật Bản để thúc đẩy kinh tế Theo Liên doanh PQJV, để trở lại bình thường hậu COVID-19, thành phố Hồ Chí Minh nên kết nghĩa với một số tỉnh, thành của Nhật Bản mà có những thế mạnh mà thành phố đang cần. |