Cách phân loại cách ly ngừa lây dịch COVID-19 được thực hiện như thế nào?
Nhiều "sắc thái" trong cách phòng chống dịch COVID-19 của người dân Thủ đô Dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát tại các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội cũng đã xuất hiện ca nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn còn chủ quan, lơ với các giải pháp phòng chống dịch nơi công cộng. |
Người từ Hà Nội về Hải Dương có phải cách ly không? Sau khi tỉnh Hải Dương áp dụng lệnh phong toả bởi dịch COVID-19, nhiều người dân địa phương đang công tác ở những nơi khác lo lắng liệu họ có thể về quê đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 không? |
Tiếp tế ở nơi cách ly (ảnh minh họa) |
Chỉ cách ly tập trung với người nhiễm COVID-19 và người tiếp xúc gần
Khoanh vùng, cách ly đối với các trường hợp nhiễm COVID-19, F0, F1, F2, F3, F4 là rất quan trọng và cần thiết. TS.BS. Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai đã chia sẻ về cách phân loại và cách ly COVID-19 an toàn nhất.
"Mỗi nơi làm/áp dụng một kiểu xác định F1, F2, F3, F4... tìm người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị COVID-19 để đưa đi cách ly. Nhiều trường hợp không xử lý đúng dẫn tới hiện tượng cách ly tràn lan làm người dân hoang mang, lo sợ bị chính quyền/cơ quan tới bắt đi bệnh viện hoặc cho nghỉ việc ở nhà....
Chẳng hạn phải cách ly ở nhà vì đến chơi căn hộ ở tầng 17 của một chung cư X, mà nơi này tầng 23 có người Y đi cùng chuyến bay với ông Z bị nhiễm..!?!.
Rồi lo sợ phải khai báo những thông tin nhạy cảm như khai chi tiết lịch trình đi đâu, với ai, làm gì... Điều này có thể dẫn tới việc gia tăng sự sợ hãi, kỳ thị.
Hậu quả người dân có thể che giấu dịch, không khai báo với cơ quan chức năng, cử người khác đi cách ly thay (!)...".
Theo BS. Cường, trong văn bản cách ly và theo dõi sức khỏe phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Bộ Y tế đã ghi rất rõ:
- Những người có tiếp xúc gần (nói chuyện, bắt tay, ăn uống cùng, đi cùng chuyến xe,...) với người nhiễm COVID-19 sẽ phải cách ly tại cơ sở y tế trong 14 ngày; Đồng thời, lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm khẳng định.
- Người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân thì cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày và thông báo cho chính quyền địa phương, phải giám sát chặt chẽ sức khỏe hàng ngày. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, mệt mỏi, ớn lạnh, hoặc khó thở lập tức thông báo tới đường dây nóng, đi khám và cách ly tại cơ sở y tế để lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.
- Những người có liên quan khác ngoài các trường hợp trên thì lập danh sách và hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày, thấy có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, ớn lạnh, hoặc khó thở thì chủ động đến cơ sở y tế khám, điều trị kịp thời.
Lưu ý những trường hợp nghi nhiễm có tiếp xúc gần, khi có dấu hiệu cần thông báo cho BV trước khi đến khám theo đường dây nóng và đến các BV có cơ sở cách ly đã được Bộ Y tế công bố để tránh lây lan ra cộng đồng.
Quy trình phân loại cách ly với các ca nhiễm COVID-19 của Hà Nội
Cụ thể, đối với trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh (F1) sẽ cách ly tại các cơ sở y tế;
Đối tượng tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) cách ly tại nhà có sự giám sát
Người liên quan (F3) cách ly tại nhà, khuyến cáo nếu xuất hiện biểu hiện ho sốt phải đến cơ sở y tế. Nếu F2 âm tính, F3 có thể đi làm ngay khi có thông báo chính thức và xét nghiệm.
Trong trường hợp, đối tượng tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19 thì toàn bộ F2 phải chuyển lên F1 và cách ly tại cơ sở y tế, để tránh bỏ sót và ngăn ngừa việc lây lan trong cộng đồng.
Còn theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam đã và đang áp dụng cơ chế cách ly 4 vòng để phòng chống dịch Covid-19. Cụ thể, gồm:
Vòng 1: Cách ly tại cơ sở y tế với các trường hợp nhiễm bệnh và người nhà đã tiếp xúc gần với bệnh nhân (cũng coi như là bệnh nhân).
Vòng 2: Cách ly tại cơ sở cách ly tập trung dành cho người tiếp xúc gần với người nhà bệnh nhân hoặc bệnh nhân.
Vòng 3: Cách ly tại cộng đồng (tại nhà) đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc có sự giám sát chặt chẽ của chính quyền, y tế.
Vòng 4: Cách ly cả một cộng đồng nếu có nhiều ca bệnh.
Nhiều "sắc thái" trong cách phòng chống dịch COVID-19 của người dân Thủ đô Dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát tại các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội cũng đã xuất hiện ca nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn còn chủ quan, lơ với các giải pháp phòng chống dịch nơi công cộng. |
Người từ Hà Nội về Hải Dương có phải cách ly không? Sau khi tỉnh Hải Dương áp dụng lệnh phong toả bởi dịch COVID-19, nhiều người dân địa phương đang công tác ở những nơi khác lo lắng liệu họ có thể về quê đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 không? |
Poster về COVID-19 bị cho là kỳ thị giới tính khiến người dân Anh phẩn nộ Người dân xứ sở sương mù đang "dậy sóng" với hình ảnh một người đàn ông ngồi thư giãn trên ghế sofa, trong khi những người phụ nữ đang "đầu tắt mặt tối" với việc nhà trong thời gian nước Anh đang phải chịu cảnh giãn cách xã hội vì COVID-19. |