Các nhà khoa học gốc Việt tại Nhật Bản giúp Việt Nam sản xuất máy trợ thở
FAVIJA lập đường dây nóng hỗ trợ y tế khẩn cấp cho công dân Việt Nam tại Nhật Bản trước COVID-19 |
Quỹ Temasek (Singapore) tặng 10 máy trợ thở cho 5 bệnh viện của Việt Nam |
Giáo sư Trần Văn Thọ được tặng Huân chương Thụy Bảo Vàng vì "có công đóng góp vào sự phát triển quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam và thúc đẩy sự hiểu biết về Nhật Bản tại Việt Nam" (Ảnh: DKN) |
Theo đó, đề xuất này của Giáo sư Trần Văn Thọ là một trong những giải pháp chuẩn bị cần thiết mà ông đưa ra để ứng phó với nguy cơ quá tải hệ thống y tế trước kịch bản dịch COVID-19 có thể diễn biến phức tạp.
Theo Giáo sư Thọ, trước mắt cần sản xuất 2.000 chiếc, sẽ tăng lên 10.000 trong vòng 3 tháng tới để bổ sung cho số thiếu hụt hiện tại và một số lượng dự phòng.
Trong thư trả lời báo chí, Giáo sư Trần Văn Thọ cho hay, kế hoạch này được hiện thực hóa sau khi ông được Nhà khoa học Trần Ngọc Phúc-người sáng lập công ty Metran chuyên sản xuất máy trợ thở cho người bị bệnh về đường hô hấp, đồng ý chuyển giao công nghệ này về Việt Nam.
Vị giáo sư đang sinh sống và nghiên cứu tại Nhật Bản cho hay, đề án của hai nhà khoa học gốc Việt đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tán thành sau cuộc điện thoại và đề nghị triển khai ngay.
Nhà khoa học Trần Ngọc Phúc (ảnh phải)-"Cha đẻ" máy trợ thở cho trẻ sinh non ở Nhật Bản (Ảnh: VTV) |
Nhà khoa học Trần Ngọc Phúc-Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Metran cho biết hiện công ty đã sáng chế ra loại máy trợ thở chỉ nặng 1,5kg (bằng 1/10 so với những thiết bị trợ thở thông thường trong bệnh viện) phù hợp với điều trị tại gia đình, bệnh viện. Bên cạnh đó, ngoài việc hỗ trợ thở 24 giờ, do không bị phụ thuộc vào điện lưới AC, máy có tên JFLO còn giúp bệnh nhân linh hoạt trong vệ sinh cá nhân một cách dễ dàng. Ông chia sẻ: "Ba năm qua tôi đã nỗ lực nghiên cứu để có thể sáng chế loại máy trợ thở dễ sử dụng, phù hợp với môi trường Việt Nam. Đây là một trong những tâm nguyện từ lâu tôi muốn thực hiện cho quê hương Việt Nam của người con xa xứ. Cái gì tốt nhất tôi đều muốn cống hiến cho quê hương Việt".
Giáo sư Trần Văn Thọ sinh năm 1949 tại Quảng Nam, sang Nhật Bản du học năm 1967. Mặc dù đến nay đã sống ở Nhật Bản hơn 50 năm nhưng ông vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Ông lấy bằng tiến sĩ kinh tế tại ĐH Hitotsubashi (Tokyo, Nhật Bản). Ở lại Nhật, ông vào làm việc tại Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản, sau đó làm phó giáo sư, rồi giáo sư ĐH Obirin (Tokyo).
Từ năm 2000 đến nay, ông làm giáo sư kinh tế tại ĐH Waseda (Tokyo). Năm 1990, báo chí Nhật đưa tin, lần đầu tiên có 3 người nước ngoài được mời làm thành viên chuyên môn trong Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản. Ông là một trong ba người đó. Ông ở cương vị này trong gần 10 năm, qua nhiều đời Thủ tướng Nhật.
Ông Trần Ngọc Phúc sinh năm 1947 tại Huế. Năm 1968, ông được gia đình cho sang Nhật du học, tốt nghiệp kỹ sư Đại học Tokai ở Kanagawa, làm việc tại Công ty Senko. Năm 1982, ông phát minh máy hô hấp nhân tạo dao động cao tần số Hummingbird (HFO) cho trẻ em sinh non. Hummingbird vượt qua 7 đối thủ đến từ các nước trên thế giới, giành giải nhất trong cuộc thi chế tạo máy thở nhân tạo tại Đại học Harvard do Viện Y tế Hoa Kỳ tổ chức. Chiếc máy này được đánh giá là chiếc máy hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh tốt nhất thời điểm đó.
Năm 1984, ông sáng lập Công ty Metran, giữ chức vụ tổng giám đốc và sau này là chủ tịch. Tháng 7/2012, Nhật hoàng Akihito đã ghé thăm Công ty Metran. Năm 2016, Bệnh viện Từ Dũ là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sử dụng máy thở Hummingbird do công ty của ông tài trợ. Tháng 11/2018, ông nhận Huân chương Mặt trời mọc tia sáng bạc. Ông hiện là hội trưởng Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản.
Cộng đồng người Việt tại Séc may 6000 khẩu trang hỗ trợ nước sở tại chống COVID-19 Mới đây, các hãng truyền thông Séc như Lidovky, Romea… đưa tin cộng đồng người Việt tại Séc đã có nhiều hoạt động từ thiện và ... |
Nhóm nhà khoa học Singapore gốc Việt tái chế lốp xe phế liệu thành vật liệu có tính ứng dụng cao Các nhà nghiên cứu gốc Việt tại trường Đại học NUS, Singapore, gồm Phó giáo sư Dương Minh Hải và Giáo sư Phan Thiện Nhân ... |
JICA sẽ hỗ trợ Đại học Việt Nhật ở nhiều hạng mục Tổ chức JICA sẽ hỗ trợ Đại học Việt Nhật (VNU) hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có khả năng dẫn dắt ... |