Cà Mau: Kết nối thúc đẩy ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển bền vững
Hội thảo đã cung cấp cho các đại biểu những kiến thức cơ bản về Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; kế hoạch hành động của tỉnh Cà Mau và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để ứng phó với biến đổi khí hậu; kết quả nghiên cứu và hoạt động của các thành viên Nhóm công tác về biến đổi khí hậu của Tổ chức Phi chính phủ và vai trò, tiềm năng của CCWG trong việc hỗ trợ quốc gia và tỉnh Cà Mau thực hiện các cam kết nâng cao về biến đổi khí hậu.
Các đại biểu tham dự Hội thảo thúc đẩy ứng phó với biến đổi khí hậu tại Cà Mau. |
Theo ông Trần Văn Thức - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, Cà Mau có 6 huyện ven biển, với chiều dài bờ biển là 254 km, có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất giàu có và góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, vùng ven biển cũng gặp nhiều thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Theo thống kê, trong 10 năm qua, diện tích đất và rừng ven biển đã mất đi trên 4.900 ha. Tỉnh Cà Mau luôn chủ động trong việc triển khai các giải pháp để ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo vệ rừng, bảo vệ bờ biển và tham gia vào các cam kết quốc gia với quốc tế. Nhiều dự án, công trình, nghiên cứu và hoạt động thiết thực đã được xây dựng và thực hiện trong thời gian qua. Ngân sách địa phương cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, các tổ chức quốc tế đã hoàn thành nhiều dự án, công trình ứng phó biến đổi khí hậu.
Những năm qua Cà Mau nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo và tăng diện tích rừng phòng hộ ven biển. |
Tại hội thảo các đại biểu cũng đã đưa ra góp ý trong việc định hướng trong việc ứng phó biến đổi khí hậu tại Cà Mau; việc quản lý rừng ngập mặn có sự tham gia của cộng đồng và giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu tại tỉnh. Những thông tin này góp phần thiết thực cho tỉnh Cà Mau có những chính sách, định hướng phù hợp để ứng phó biến đổi khí hậu, bảo đảm sự phát triển bền vững trong tương lai.
Trước hội thảo, các đại biểu quốc tế đã đến khảo sát tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau - nơi dự án bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho các cộng đồng dễ bị tổn thương đang được thực hiện để tìm hiểu về công tác bảo tồn, quản lý rừng và đa dạng sinh học của rừng ngập mặn; tham quan mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn để tìm hiểu về cách thức sản xuất, đời sống của người dân và thông tin về các điểm cố định đo trữ lượng carbon bằng các ô mẫu tiêu chuẩn trong rừng ngập mặn.
Dự án Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho cộng đồng dễ bị tổn thương được kỳ vọng sẽ đem lại sinh kế bền vững cho người dân hưởng lợi trong vùng thực hiện dự án. |
Theo thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, Dự án Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho cộng đồng dễ bị tổn thương bắt đầu thực hiện từ tháng 4/2021 với tổng kinh phí là 940.000 EUR do Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới của Đức tài trợ và UBND tỉnh Cà Mau đóng góp 15% vốn đối ứng. Dự án triển khai trong 3 năm tại xã Đất Mũi trên lâm phận Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và xã Tam Giang Đông trên Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang. Mục tiêu của dự án là tăng cường việc tích lũy carbon của rừng ngập mặn thông qua các nỗ lực bảo tồn rừng, phát triển rừng và cải thiện sinh kế cho cộng đồng người nghèo và dễ bị tổn thương sống ở vùng rừng ngập mặn được nâng cao mà không ảnh hưởng đến môi trường và rừng ngập mặn. Sau 2 năm triển khai, các hoạt động tạo ra nhiều tác động tích cực tại vùng dự án. Đã thành lập được 14 Tổ tự quản lâm nghiệp với hơn 360 thành viên tại vùng dự án. Định kỳ hàng quý tổ chức nhiều hoạt động tập huấn về kiến thức biến đổi khí hậu, vai trò của rừng ngập mặn, đa dạng sinh học, kỹ năng tuần tra bảo vệ rừng…. Hoạt động của Tổ tự quản lâm nghiệp giúp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc hỗ trợ Vườn quốc gia và Ban Quản lý rừng phòng hộ bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, tăng cường khả năng tích lũy carbon rừng có sự tham gia của cộng đồng... Đồng thời, thành lập 16 nhóm sở thích nông dân với đại diện 400 thành viên, thông qua nhóm nhằm nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, học hỏi các mô hình sinh kế mới, thí điểm các hoạt động sản xuất mang hiệu quả kinh tế cao hơn cho các thành viên... |
Cà Mau: 119 chương trình, dự án cần kêu gọi viện trợ phi Chính phủ nước ngoài giai đoạn 2023 - 2025 Các chương trình, dự án cần kêu gọi viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như: Giáo dục đào tạo; y tế; đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn; giải quyết các vấn đề xã hội; môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp; văn hóa, thể thao và du lịch… |
Khánh thành cầu, lộ nông thôn, nhà tình thương do VESAF (Hoa Kỳ) tài trợ tại Cà Mau Từ 1- 2/6, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau phối hợp với Quỹ từ thiện VESAF (Hoa Kỳ) tổ chức khánh thành, bàn giao và đưa vào sử dụng công trình cầu và lộ giao thông nông thôn (GTNT), nhà tình thương trên địa bàn huyện Đầm Dơi và huyện Trần Văn Thời, do Quỹ thiện nguyện VESAF tài trợ xây dựng. |
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kiểm tra công tác phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp tại Cà Mau Ngày 26/6, đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác của Chính phủ kiểm tra tình hình thực hiện công tác phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại tỉnh Cà Mau và có buổi làm việc với cơ quan chức năng của tỉnh. Tham gia đoàn công tác có Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh, Phó Tư lệnh BĐBP và lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau. |