Bộ Tài chính "gác" đề xuất tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô
Doanh nghiệp sản xuất ô tô gặp khó vì COVID-19, đề xuất xin giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành, việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô lắp ráp trong nước chính là bài toán ngắn hạn nhằm tháo gỡ khó khăn trước mắt cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.
|
Sẽ giảm lệ phí trước bạ ô tô để kích cầu tiêu dùng?
Theo Dự thảo Nghị định đang được lấy ý kiến của Bộ Tài chính, lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất lắp ráp trong nước sẽ giảm 50%, áp dụng từ ngày 15/11 năm nay đến hết ngày 15/5 năm 2022.
|
Bộ Tài chính vừa có văn bản trả lời kiến nghị đề xuất giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước. Theo Bộ Tài chính, để góp phần hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phục hồi sản xuất sau dịch COVID-19, Bộ Tài chính đã 2 lần xây dựng, trình Chính phủ ban hành các Nghị định giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
"Việc điều chỉnh giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thời gian qua về cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra, có tác động tích cực đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất, phân phối ô tô nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung… Tuy nhiên, chính sách này lại được đánh giá là có ảnh hưởng tiêu cực trong việc thực hiện các cam kết quốc tế", Bộ Tài chính cho biết.
Theo Bộ Tài chính, nếu tiếp tục thực hiện chính sách giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thì các nước thành viên WTO có thể nhìn nhận việc này như một khoản trợ cấp của Chính phủ. Việt Nam có thể nhận được yêu cầu giải thích từ một số quốc gia không có hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước tại Việt Nam.
Đồng thời, bộ này cho rằng, trường hợp cần thực hiện giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô thì phải áp dụng chung cho cả ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu. Điều này sẽ dẫn đến việc giảm thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến cân đối ngân sách của địa phương.
“Hiện dịch COVID-19 đã được kiểm soát, do đó việc tiếp tục thực hiện giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước ở thời điểm hiện nay là chưa phù hợp”, Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Cũng tại văn bản này, đối với đề nghị tiếp tục gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2023, Bộ Tài chính đề xuất thời gian áp dụng không nên kéo dài. Trường hợp áp dụng, Bộ Tài chính đề xuất áp dụng như tại Nghị định số 32/2022/NĐ-CP. Cụ thể, gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8 và 9/2022 đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước chậm nhất là ngày 20/11/2023.
Đầu tháng 3, với lí do doanh số thị trường ô tô sụt giảm mạnh, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Trong Nghị quyết số 31/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương và cơ quan liên quan nghiên cứu chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Ở diễn biến liên quan, sau chỉ đạo của Thủ tướng, Các nhà nhập khẩu Ô tô tại Việt Nam (VIVA) đã gửi đề xuất tới Quốc hội, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ với mong muốn được hỗ trợ tương tự như các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước. Các thành viên VIVA cho rằng Chính phủ cần có giải pháp hỗ trợ tương tự và công bằng vì toàn bộ thị trường. Do đó, VIVA ủng hộ đề xuất giảm 50% thuế trước bạ chỉ khi áp dụng cho tất các các ô tô mới được lắp ráp trong nước CKD cũng như nhập khẩu nguyên chiếc CBU. |
Vì sao Bộ Tài chính đề xuất tăng phí trước bạ ô tô bán tải lên 3 - 4,5 lần?
Thay vì mức 2% như hiện tại, Bộ Tài chính vừa đề xuất tăng lệ phí trước bạ đối với xe ô tô bán tải, xe van từ 3 - 4,5 lần.
|
Giảm 50% phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước, đến hết năm 2020.
|