Biên giới Việt Nam – Campuchia: Những vấn đề quản lý (bài 11)
Biên giới Việt Nam - Campuchia (bài 10) Biên giới trên đất liền Việt Nam và Campuchia có chiều dài khoảng 1.137km, khởi đầu tại cột mốc số 0 ở vị trí là ... |
Hùng vĩ cung đường biên giới Việt – Lào Cung đường biên giới Việt - Lào với đặc trưng của những con đường mòn, vực thẳm, sông sâu và núi đá chênh vênh sẽ ... |
Hội Khmer-Việt Nam trao 200 suất quà cho cộng đồng Campuchia gốc Việt Hội Khmer-Việt Nam cho biết trong hai ngày 14-15/4, khoảng 200 phần quà cứu trợ đã được dành tặng những đối tượng khó khăn nhất. Mỗi ... |
Kết quả công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền
Tính đến tháng 9/2019 theo các văn kiện pháp lý Hiệp ước 1985 và Hiệp ước 2005 hoàn thành được khoảng 84% khối lượng công tác phân giới cắm mốc trên thực địa, bao gồm:
- Đã xác định vị trí và xây dựng trên thực địa tổng số 315/371 cột mốc chính (trong đó có: cột mốc ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, cột mốc có số hiệu cuối cùng 314 trên đường biên giới đất liền, các cột mốc đại có gắn quốc huy ở 10/10 cặp cửa khẩu quốc tế, các cột mốc ở hầu hết các cửa khẩu chính, ở nơi có đường giao thông lớn qua lại biên giới...); xây dựng được 1511/1512 cột mốc phụ, 221/221 cọc dấu bổ sung.
- Đã phân giới trên thực địa và mô tả bằng lời văn trong các Biên bản mô tả hướng đi của đường biên giới khoảng hơn 1.000km đường biên giới; quy thuộc được 111 cồn bãi trên sông suối biên giới (Việt Nam: 43 cồn bãi, Campuchia: 68 cồn bãi).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Hun Sen trao đổi văn bản "Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với Vương quốc Campuchia" ký kết ngày 5/10/2019 Ảnh: Ngô Nhung |
- Thực hiện thỏa thuận ghi nhớ (MOU) năm 2011 và áp dụng mô hình MOU, hai bên đã: (i) Cắm cột mốc số 314 là cột mốc có số hiệu cuối cùng của đường biên giới đất liền giữa hai nước trên bờ vịnh Thái Lan, tiếp giáp giữa tỉnh Kiên Giang và Kămpốt (năm 2012); cuối năm 2015 đã cắm cột mốc số 30 (tại cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, Gia Lai - ÔYađav, Rattanakiri) và cột mốc số 275 (tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, An Giang - Phnomđơn, Tàkeo); (ii) Hoàn thành việc hoán đổi các vùng đất theo mô hình MOU và áp dụng mô hình MOU ký ngày 23/4/2011 do nhân dân biên giới hai bên quản lý vượt quá (đường biên giới pháp lý sang nhau) tại 6 cặp tỉnh gồm: Tây Ninh - Tboung Khmum; Tây Ninh - Svayrieng; Đồng Tháp - Preyveng; An Giang - Tàkeo; Kiên Giang - Tàkeo; Kiên Giang - Kămpốt.
Dùng giải pháp quá độ để quản lý biên giới đất liền
Theo thông lệ, nếu công tác phân giới cắm mốc giữa các quốc gia có chung đường biên giới chưa được hoàn tất thì vấn đề quản lý biên giới trên toàn tuyến vẫn chưa đủ điều kiện để triển khai. Tuy nhiên, do nhu cầu thực tế và để có thể vượt qua những trở ngại do còn có nhận thức khác nhau ở một số khu vực khiến cho quá trình giải quyết vấn đề biên giới giữa các bên liên quan gặp nhiều trở ngại, thậm chí bị bế tắc, làm ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý biên giới tại thực địa, các bên có thể thỏa thuận áp dụng một “giải pháp quá độ” có giá trị pháp lý và thực tế; tạo môi trường thuận lợi cho các bên vừa tiếp tục hoàn tất quá trình phân giới cắm môc,vừa có thể tiến hành quản lý biên giới vì lợi ích chung của các bên liên quan.
Giữa Việt Nam và Campuchia cũng đang triển khai thỏa thuận áp dụng “giải pháp quá độ” đó.
Căn cứ vào thực tiễn quốc tế có liên quan đến vấn đề quản lý biên giới trong hoàn cảnh nói trên; xuất phát từ nhu cầu củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị, truyền thống, đặc biệt giữa hai nước trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay và đáp ứng nguyên vọng chung của nhân dân hai nước.
Các đại biểu dự lễ chào cột mốc chủ quyền nằm trong chuỗi giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam – Campuchia năm 2019 |
Xuất phát từ thiện chí và thành ý của phía Việt Nam, trên tinh thần thật sự cầu thị và để tạo môi trường chính trị thuận lợi cho quá trình phân giới cắm mốc biển giới tại thực địa đang ở giai đoạn cuối cùng,Việt Nam và Campuchia tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán cấp chính phủ để tiếp tục trao đổi theo đúng tinh thần của Hiệp ước bổ sung 2005. Trong khi chưa thống nhất được hướng đi của đường biên giới ở một số khu cực do còn có nhận thức khác nhau, hai bên sẽ cùng nhau tiến hành các công việc sau:
- Đối với khu vực có nhận thức khác nhau về hướng đi của đường biện giới theo sông suối tàu thuyền không đi lại được thì áp dụng nguyên tắc đường biên giới sẽ là trung tuyến của dòng chảy chính (dòng sâu nhất, rộng nhất được xác định khi mực nước xuống thấp nhất); đối với sông suối tàu thuyền đi lại được, là trung tuyến của luồng tàu chạy chính (luồng tàu chạy chính được xác định khi mực nước xuống thấp nhất).
- Trong khi đàm phán để xác định hướng đi của đường biên giới theo nguyên tắc đã thỏa thuân, cần giữ nguyên hiện trạng quản lý trên thực tế và không được tiến hành tuyên truyền một chiều, kích động dư luận làm ảnh hưởng đến công việc phân giới cắm mốc đang ở giai đoạn cuối. Trước hết cần hợp tác để thỏa thuận áp dụng một giải pháp tạm thời có tính thực tiễn, không để các thế lực chính trị đối lập lợi dụng gây bạo loạn, cản trở quan hệ giữa hai nước, phá hoại những thành quả của quá trình giải quyết vấn đề biên giới đã đạt được cho đến nay.
Trong khi công tác phận giới cắm mốc chưa hoàn thiện trên toàn tuyến, công tác quản lý trong thực tế sẽ phải dựa vào các căn cứ sau đây:
Thứ nhất: Dựa vào các Thỏa thuận đã đạt được, làm căn cứ pháp lý để triển khai công tác quản lý biên giới VN-CPC:
- Hiệp định về quy chế biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia ngày 20 tháng 7 năm 1983.
-Thông cáo báo chí ngày 17 tháng 01 năm 1995; đặc biệt là nội dung nêu tại Điểm 8.
-Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia (Hiệp ước bổ sung năm 2019) và Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia (Nghị định thư 2019).
Thư hai: Vận dụng kết quả phân giới cắm mốc cho đến thời điểm hiện nay, kết hợp với những nguyên tắc đã thỏa thuận để quản lý biên giới một cách thích hợp và hiệu quả nhất:
a. Đường biên giới đã phân giới cắm mốc trùng với đường biên giới quản lý thực tế: Quản lý theo biên giới và mốc giới mới.
b. Đường biên giới phân giới cắm mốc không trùng với đường biên giới quản lý thực tế: Quản lý theo đường biên giới và mốc quốc giới mới.
c. Chưa phân giới cắm mốc: Quản lý theo thực tế; nếu chỗ nào vẫn còn nhận thức khác nhau thì cần bàn bạc thống nhất với Campuchia và phải theo chỉ đạo của Trung ương, không để các thế lực đối địch lợi dụng kích động chia rẻ, phá hoại thành quả đã đạt được.
Cần lưu ý: Trong thực tế việc phân giới cắm mốc chưa hoàn tất, những vấn đề đo đạc tính toán chuyển đường biên giới mô tả trong Hiệp ước hoạch định ra thực địa không tranh khỏi những sai số. Có những khu vực do có nhiều yếu tố tự nhiên và dân cư… nên đã tạo ta những sai số lớn, thậm chí hai bên cần phải ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định đã ký và có hiệu lực vì những sai số đó, thậm chí không chỉ một lần bổ sung. Đó cũng là chuyện thường xảy ra trong thực tiễn quốc tế. Vì vậy, khi xử lý những tranh chấp do cách giải thích và áp dụng các quy định nói trên, hai bên phải trên tinh thần cầu thị, hợp tác để cùng nhau đi khảo sát tại thực địa để tìm ra giải pháp thực tế nhất đối với một số khu vực phức tạp mà cách giải thích vận dụng còn khác nhau.
Trong tình hình hiện nay, phát huy những thành quả đã đạt được trong quá trình giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước, Việt Nam và Campuchia cần tiếp tục trao đổi, đàm phán giải quyết các bất đồng trên tinh thần thiện chí, hữu nghị, láng giềng truyền thống và, đặc biệt là phải tuân thủ một cách nghiêm túc các Hiệp ước, Hiệp định đã ký kết theo đúng nguyên tắc và thủ tục pháp lý quốc tế và của mỗi nước, với tư cách là những chủ thể bình đẳng, độc lập trong quan hệ quốc tế. ./.