Biển Đông có thể đón bão đúng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
Khang Anh 25/04/2022 16:00 | Nhịp sống biển đảo


Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trên khu vực phía Nam của Biển Đông, từ ngày 26-27/4 có khả năng hình thành một dải hội tụ nhiệt đới. Dự báo khoảng ngày 29/4-1/5 trên dải hội tụ nhiệt đới này có khả năng hình thành các vùng xoáy thấp. Trong đó, xác suất hình thành áp thấp nhiệt đới/bão trên Biển Đông trong khoảng thời gian từ 29/4-3/5 là 40-60%.
Cơ quan khí tượng cũng lưu ý, trong dịp nghỉ lễ 30/4-2/5, có khả năng xuất hiện nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm trên cả nước như mưa lớn diện rộng ở Bắc Bộ, khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ, trên biển có khả năng xuất hiện ATNĐ/Bão.
Cụ thể, từ ngày 30/4-2/5, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có khả năng xuất hiện một đợt mưa vừa, mưa to diện rộng. Từ ngày 29/4-3/5, các tỉnh Trung, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, có khả năng xuất hiện mưa, mưa rào và dông.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Theo cơ quan khí tượng, mùa bão 2022 trên Tây Bắc Thái Bình Dương đã xuất hiện sớm hơn khoảng 1 tuần so với trung bình nhiều năm với 2 cơn bão MALAKAS (ngày 6/4) và MEGI (9/4).
Dự báo năm nay có khoảng 10-12 cơn bão và áp thấp nhiệt nhiệt đới trên khu vực biển Đông, trong đó 4 - 6 cơn có khả năng ảnh hưởng đến đất liền nước ta, thấp hơn đến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm.
Mùa mưa cũng bắt đầu sớm hơn so với trung bình nhiều năm ở khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Trong các tháng mùa mưa bão, tại khu vực Bắc Bộ lượng mưa có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm, đề phòng các đợt mưa lớn có khả năng xảy ra từ khoảng tháng 6-8/2022. Tuy nhiên, tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với trung bình trong giai đoạn tháng 6-9/2022.
Khu vực Trung Bộ, tổng lượng mưa dự báo cao hơn trung bình nhiều năm trong các tháng 10 đến tháng 11/2022, đề phòng khả năng xuất hiện các đợt mưa lớn gây lũ và ngập lụt trong giai đoạn này.
Ngày 24/4, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai đã ban hành văn bản số 226/VPTT chỉ đạo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình ứng phó với gió mạnh trên biển.
Văn bản nêu rõ, theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của vùng áp thấp phía Tây nên từ chiều ngày 24/4 đến ngày 26/4, khu vực Vịnh Bắc Bộ có gió Nam đến Đông Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7, biển động, sóng biển cao từ 1,5-3,0m.
Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của gió mạnh trên biển; thông báo kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp để đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Thứ hai, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Thứ ba, trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố quan tâm tổ chức thực hiện.


Đáng chú ý
Tuồng cung đình Huế - di sản văn hoá nghệ thuật sáng giá của dân tộc

Bài viết mới
Sẽ đầu tư xây dựng công viên và bảo tàng Trường Sa tại Khánh Hòa

Đã tìm thấy tàu cá cùng 5 ngư dân Hà Tĩnh mất liên lạc trên biển

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |