Biển Đông: Asean trong "vòng xoáy" cạnh tranh cường quốc
Biển Đông là phép thử trong chuẩn mực ứng xử giữa các nước |
Asean hoan nghênh Mỹ đóng góp tích cực ở Biển Đông |
Toàn cảnh Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 12. (Ảnh: Thu Trang) |
Tại hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến ở Hà Nội ngày 16-11, giám đốc chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) Gregory Poling khẳng định căng thẳng ở Biển Đông đã gia tăng suốt năm 2020.
Ông Poling cho rằng Trung Quốc đã tăng cường các thông điệp về quân sự của mình và nhiều khả năng là cả nhịp độ hoạt động ở các khu vực tranh chấp. Đồng thời Bắc Kinh cũng tiến hành ngoại giao "chiến lang", trong đó các quan chức Trung Quốc tỏ ra nhạy cảm với những chỉ trích giữa đại dịch và "dường như quan tâm đến việc củng cố hình ảnh quốc gia trong mắt người dân trong nước hơn là muốn chiếm lấy tình cảm của những người bạn ở nước ngoài".
Tương tự, ông Poling chỉ ra rằng Mỹ không có thay đổi đáng kể trong các hoạt động như tuần tra "tự do hàng hải", tập trận, tổ chức các chuyến thăm tàu chiến... nhưng Washington đã tỏ thái độ cứng rắn hơn trong các tuyên bố công khai cũng như hành động cụ thể, thông qua việc đưa 24 công ty nhà nước Trung Quốc vào danh sách đen thương mại (danh sách thực thể) nhằm phản đối việc các công ty này hỗ trợ chính quyền Bắc Kinh xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong bối cảnh tình hình thế giới nói chung và tình hình Biển Đông nói riêng có nhiều biến động, các đại biểu cũng thảo luận về vai trò của Asean với tầm nhìn sau năm 2025. Các ý kiến đều đóng góp rất thẳng thắn và mang tính xây dựng.
Nhiều ý kiến cho rằng tuy khó tìm được mối liên hệ trực tiếp giữa đại dịch Covid-19 và diễn biến căng thẳng trên Biển Đông, song Covid-19 làm cho quan hệ giữa các nước lớn xấu đi ở Biển Đông, nhất là quan hệ cạnh tranh Mỹ-Trung.
Một số đại biểu nhận định Trung Quốc đã lợi dụng tình hình Covid-19 để gia tăng nhịp độ hoạt động trên thực địa, mở rộng kiểm soát trên Biển Đông và cố ý va chạm với nhiều nước. Các mục tiêu cơ bản của Trung Quốc ở Biển Đông không thay đổi và gần đây Trung Quốc đẩy mạnh “lập trường quan điểm” của nước này trên khắp thế giới, gây nên phản ứng mạnh mẽ của chính phủ và người dân ở nhiều nước.
Trong khi đó, Mỹ vẫn duy trì các hoạt động quân sự và tự do hàng hải; tỏ thái độ cứng rắn hơn trên mặt trận ngoại giao, pháp lý, phản đối trực diện yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Các đại biểu cũng nhìn nhận các nước ASEAN nhìn chung phản ứng kiềm chế để không làm căng thẳng ở Biển Đông vượt ngoài tầm kiểm soát, đồng thời tập trung ứng phó với đại dịch Covid-19, duy trì chuỗi cung ứng và phục hồi kinh tế trong nước. Tuy nhiên, nhiều nước Đông Nam Á vẫn kiên quyết phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
ASEAN tiếp tục thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, vai trò trung tâm của ASEAN để giữ được vị thế trong bối cảnh cạnh tranh giữa các cường quốc ngày càng gay gắt, đồng thời nỗ lực thúc đẩy hợp tác biển trên cơ sở của luật pháp quốc tế, trong đó UNCLOS 1982 là cơ sở pháp lý cho các hoạt động trên các vùng biển và đại dương.
Có ý kiến cho rằng ASEAN cần tối ưu hoá nguyên tắc đồng thuận, thúc đẩy các cơ chế tiểu đa phương giữa các nước Đông Nam Á chủ chốt có chung chí hướng để hợp tác khu vực hiệu quả hơn. ASEAN cũng cần phải xây dựng, tăng cường các thiết chế của mình để có thể thúc đẩy hợp tác biển đa phương trong bối cảnh chủ nghĩa đa phương đang chịu nhiều thách thức trên thế giới.
Định hình vai trò của ASEAN Cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh cho biết các diễn giả đã nói rất nhiều về ASEAN, trong đó ASEAN phải bám sát vào những nguyên tắc mà mình đã đề ra, dựa vào luật pháp quốc tế và UNCLOS, tham vấn của ASEAN với tất cả các nước có liên quan trong và ngoài khu vực. "Quan điểm này của ASEAN đã được các nước trong và ngoài khu vực ủng hộ, nên lúc này ASEAN phải kiên trì quan điểm đó; hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải là điều tất cả các nước phải có trách nhiệm đóng góp. ASEAN phải đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của mình trong khu vực, dù cạnh tranh nước lớn, dù Biển Đông có phức tạp hay không; ASEAN cần môi trường hòa bình, ổn định nơi đây", ông nói. |
Biển Đông sẽ là một trọng tâm của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37, Biển Đông tiếp tục là một nội dung được đưa ra trên bàn nghị sự. |
Các nước đánh giá cao Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 Sáng ngày 9/11, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng đoàn Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN-Việt Nam đã chủ trì Hội nghị ... |
Cảnh giác trước tàu khảo sát của Trung Quốc ở Biển Đông Giáo sư Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Luật pháp và Các Vấn đề biển (Đại học Philippines) ngày 21-10 nhận định: Những tàu khảo sát ... |