Biển Đông là phép thử trong chuẩn mực ứng xử giữa các nước
Tìm cách tiếp cận phù hợp với tình hình Biển Đông |
Trung Quốc tiếp tục bị kiện ra Tòa án Hình sự Quốc tế liên quan đến Biển Đông |
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại hội thảo ẢNH DAV |
Hội thảo do Học viện Ngoại giao phối hợp với Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức, diễn ra tại Hà Nội ngày 16-17/11 bằng hình thức hỗn hợp trực tiếp và trực tuyến.
Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 300 đại biểu cùng hơn 400 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến trong và ngoài nước, là các học giả từ các bên liên quan trực tiếp, chuyên gia, nhà nghiên cứu và các quan chức của các nước ASEAN, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Ấn Độ.
Hội thảo gồm 8 phiên thảo luận chính, trong đó bàn về Biển Đông trong một thế giới đầy biến động, vai trò của ASEAN ở Biển Đông trong tầm nhìn sau 2025, tranh luận pháp lý bằng công hàm tại Liên Hợp Quốc, cạnh tranh định hình công luận về Biển Đông và vai trò của báo chí; xây dựng các quy tắc ứng xử nhằm tránh va chạm ở Biển Đông, nguồn cá, nghề cá và bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, nghiên cứu khoa học biển, khai thác tài nguyên bền vững. Ngoài ra, hội thảo còn có một phiên đặc biệt cho giới trẻ chia sẻ quan điểm về vấn đề Biển Đông.
Sự kiện có sự tham gia của gần 60 diễn giả, gồm Greg Poling, giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Carl Thayer, giáo sư danh dự Đại học New South Wales, Nguyễn Thanh Hà, Phó Tổng thư ký Hội luật quốc tế. Tổng cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Tạ Đình Thi, cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh và đại sứ các nước Australia, Anh tham gia điều hành tại một số phiên thảo luận.
Tại hội thảo, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: Biển Đông là phép thử đối với khả năng duy trì đối thoại, hợp tác giữa các nước vì lợi ích chung; việc minh bạch trong chính sách và hành động thực tế của các quốc gia; là phép thử trong chuẩn mực ứng xử giữa các nước, nhất là các nước lớn với nhau.
Biển Đông cũng là phép thử với vai trò của các thể chế đa phương khu vực, nhất là ASEAN, trong kiểm soát căng thẳng, xây dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác, hướng tới giải quyết xung đột, tạo dựng môi trường hoà bình, ổn định.
Biển Đông cũng là phép thử với các nước ASEAN về việc duy trì vai trò trung tâm của khu vực tăng trưởng năng động nhất thế giới, với sự đoàn kết của cộng đồng, khả năng thích ứng của các nước Đông Nam Á.
Ông Bùi Thanh Sơn cũng phân tích, ASEAN đã có nhiều nỗ lực kêu gọi các ước kiềm chế, không làm phức tạp tình hình và leo thang tranh chấp, không sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp và bất đồng bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, tình hình Biển Đông vẫn tiềm ẩn thách thức khó lường. Việc đơn phương diễn giải luật pháp quốc tế không phù hợp với chuẩn mực và lợi ích chung làm suy giảm ý nghĩa, sự vẹn toàn và giá trị thống nhất và phổ quát của UNCLOS 1982.
Việc diễn giải đơn phương này không chỉ tác động đến nền móng của hoà bình, ổn định ở Biển Đông mà còn là mầm mống có thể dẫn tới việc xói mòn trật tự trên biển cũng như hoà bình, ổn định toàn cầu, khi mà hợp tác nhằm đối phó với các thách thức đang đòi hỏi cấp bách hơn bao giờ hết.
Cạnh tranh địa chính trị nước lớn và quân sự hoá Biển Đông làm tình hình thực địa tiếp tục diễn biến phức tạp, cản trở các tiến trình ngoại giao nhằm nỗ lực thúc đẩy đối thoại và hợp tác. Bên cạnh đó, các vấn đề an ninh phi truyền thống trên biển ngày càng phức tạp, tác động đến cuộc sống bình yên của hàng triệu người.
Để vượt qua các thách thức này, ông Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, các bên cần nêu cao tinh thần đối thoại, thúc đẩy hợp tác, cùng phát triển và cùng tìm các giải pháp hoà bình cho các khác biệt và tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế; tăng cường hợp tác, biến Biển Đông thành vùng biển kết nối và hợp tác thay vì cạnh tranh và đối đầu; tăng cường xây dựng và duy trì một môi trường thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác biển ở Biển Đông; chủ động phòng tránh nguy cơ đụng độ ngoài ý muốn trên biển; thúc đẩy hợp tác nhằm phục hồi kinh tế và cùng phát triển; hợp tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tăng cường nghiên cứu khoa học biển và phát triển bền vững ở Biển Đông; không ngừng hướng tới giải quyết hoà bình các yêu sách chồng lấn ở Biển Đông theo quy định của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước luật Biển (UNCLOS) 1982.
Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông với chủ đề “Hợp tác vì Hòa bình và Phát triển tại Khu vực”. |
Hội thảo Biển Đông - diễn đàn bán chính thức hàng đầu ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương Trên 50% thương mại bằng đường biển của thế giới đi qua Biển Đông, chính vì vậy, an ninh và an toàn hàng hải Biển ... |
Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông tại Đà Nẵng TĐO - Hơn 200 chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia ... |