Bệnh whitmore có lây từ người sang người không?
Số trẻ mắc whitmore ở Nghệ An đã tăng lên 4 người Hàng chục người mắc whitmore, cách phòng tránh vi khuẩn ăn thịt người Whitmore - căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong trong vòng 48 giờ |
Con đường lây lan của bệnh whitmore – vi khuẩn ăn thịt người
Bệnh whitmore do vi khuẩn ăn thịt người Burkholderia pseudomallei gây ra.
Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính – Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, đây là loại vi khuẩn ăn thịt người có thể tồn tại trong bùn, đất. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người thông qua các vết xước, vết thương ngoài da. Ngoài ra, loại vi khuẩn này có thể lây lan qua đường tiêu hóa khi thực phẩm ăn vào không rõ nguồn gốc, không được xử lý sạch.
Vi khuẩn ăn thịt người gây bệnh Whitmore. |
Khi xâm nhập vào cơ thể con người, vi khuẩn whitmore ủ bệnh trong thời gian trung bình từ 2- 21 ngày, sau đó bệnh khởi phát nhanh, người mắc bệnh whitmore có thể tử vong chỉ sau 48 giờ nhập viện.
Ở Việt Nam, bệnh whitmore thường xuất hiện vào mùa mưa, từ tháng 7 – 11.
Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, hiện nay số người mắc bệnh whitmore không phải hiếm nhưng cũng không gây ra dịch.
Nước ta là nước nhiệt đới, tỉ lệ người dân tham gia trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp còn nhiều, do đó nguy cơ nhiễm vi khuẩn ăn thịt người từ đất, nước là rất cao. Đặc biệt những người có hệ miễn dịch kém, mắc các bệnh mãn tính như phổi, thận, gan, tiểu đường…
Trước lo ngại của người dân về hàng chục ca mắc bệnh whitmore từ đầu năm 2019 đến nay, ông Kính khẳng định: “Bệnh whitmore không lây lan từ người sang người”.
Mắc bệnh whitmore có điều trị khỏi được không?
Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), từ đầu năm 2019 đến nay đã tiếp nhận 24 trường hợp mắc bệnh whitmore, trong đó có 4 ca tử vong.
Ghi nhận mới nhất từ tỉnh Nghệ An, địa phương này đã có 4 trường hợp trẻ nhỏ nhiễm vi khuẩn ăn thịt người.
Thái Nguyên, Hà Tĩnh cũng đã ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc bệnh.
Các chuyên gia cho biết, bệnh whitmore là căn bệnh bị “lãng quên” nhưng có tỉ lệ tử vong rất cao, từ 50-60%.
Người mắc bệnh whitmore bị vi khuẩn "ăn" cánh mũi. |
Nguyên nhân bởi bản chất của vi khuẩn ăn thịt người không gây ra dịch bệnh mà nó gây ra các ca bệnh tản phát nhưng dẫn tới những bệnh cảnh rất nặng nề.
Ví dụ như nhiễm trùng huyết, tổn thương tại chỗ và đặc biệt là tổn thương vào phổi - virus này gây ra tổn thương ở phổi giống như là tụ cầu, của bệnh lao nên khiến các bác sĩ dễ nhầm lẫn về chẩn đoán.
Do đó, muốn phát hiện ra người mắc bệnh whitmore phải khám và xét nghiệm tại các bệnh viện tuyến trung ương để có được kết quả chính xác nhất.
Ngoài ra, ngay cả khi xác định mắc whitmore nhưng việc điều trị cũng hết sức khó khăn. Bệnh nhân thường phải dùng kháng sinh tấn công liều cao tĩnh mạch kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 - 4 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng.
Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng. Việc theo dõi điều trị bệnh kéo dài, tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc.
Cách phòng tránh vi khuẩn ăn thịt người gây bệnh whitmore: - Sử dụng đầy đủ đồ dùng bảo hộ lao động như ủng, giày, gang khi tiếp xúc bùn đất. - Cắt bỏ hết móng tay sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với con trẻ, đồ ăn. - Tránh để vết thương ở tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, bùn đất. - Che chắn tốt đường hô hấp trong môi trường khói bụi. - Ăn chín, uống sôi. |
Số trẻ mắc whitmore ở Nghệ An đã tăng lên 4 người Đến ngày 15/9, Nghệ An ghi nhận có thêm một trẻ bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công. Như vậy, số người mắc bệnh ... |
Hàng chục người mắc whitmore, cách phòng tránh vi khuẩn ăn thịt người Bệnh whitmore có tỉ lệ tử vong lên tới 40%, dưới đây là những người dễ mắc bệnh whitmore nhất và cách phòng tránh vi ... |
Whitmore - căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong trong vòng 48 giờ Bệnh whitmore khiến 4 bệnh nhân BV Bạch Mai tử vong mới đây gây hoang mang cho nhiều người. Căn bệnh này nguy hiểm ở ... |
Bệnh whitmore "ăn" mũi tái bùng phát nguy hiểm đến mức nào? Riêng tháng 8/2019, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 12 ca mắc whitmore, trong đó có 4 bệnh nhân tử vong. |
Bệnh Whitmore là gì? Dấu hiệu và cách điều trị Bệnh Whitmore (hay còn gọi là bệnh Melioidosis) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn "ăn thịt người" Burkholderia pseudomallei ... |