Bệnh nhân 65 tuổi nhiễm Covid-19 thoát chết nhờ ghép phổi
Cuộc sống qua khung cửa sổ những ngày cách ly vì dịch Covid-19 |
Covid-19: Nga thành vùng dịch lớn thứ ba thế giới, số ca nhiễm mới ở Ấn Độ tăng kỷ lục |
Ông Cui An bắt đầu sốt cao vào ngày 23/1, sau đó nhập viện hôm 27/1 và được chẩn đoán mắc Covid-19 vào ngày 7/2. Tình trạng của ông liên tục xấu đi nhanh chóng buộc phải đặt nội khí quản vào ngày 17/2 tại Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán.
Phương pháp này vẫn không duy trì được lượng oxy trong máu, bệnh nhân nguy kịch và được điều trị bằng kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO) - một kỹ thuật sử dụng hệ thống nhân tạo để hỗ trợ tạm thời chức năng tim phổi từ ngày 18/2.
Trong hơn một tháng tiếp theo, tình trạng của ông vẫn tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Mặc dù các xét nghiệm chỉ ra rằng bệnh nhân đã âm tính virus, nhưng những biến chứng xơ phổi dẫn đến suy hô hấp khiến ông đứng trên bờ vực cái chết.
Ngày 6/4, ông Cui được đưa vào Khu Chăm sóc Tích cực, nhiều lần có kết quả âm tính với nCoV chứng tỏ virus không còn tồn tại trong cơ thể. Tuy nhiên, virus đã khiến bệnh nhân bị xơ phổi, suy hô hấp và phải gắn máy thở, điều trị bằng ECMO, ngấp nghé cửa tử.
Các bác sĩ nhận định ghép phổi là cách duy nhất để cứu ông Cui bởi Covid-19 đã gây ra những tổn thương không thể phục hồi ở phổi, khiến bệnh nhân thở khó khăn.
Các bác sĩ chụp ảnh bên bệnh nhân Cui An tại Bệnh viện Renmin - Ảnh: YOUTH.CN |
Ca phẫu thuật ghép phổi kéo dài 6 giờ được thực hiện vào ngày 20/4. Các bác sĩ tiếp nhận được một cặp phổi của người hiến đã qua đời phù hợp với ông Cui. Hai lá phổi được đưa từ tỉnh Vân Nam tới Vũ Hán bằng đường hàng không.
Ca phẫu thuật được tiến hành vào tối cùng ngày tại Bệnh viện Nhân Dân của Đại học Vũ Hán. 20 nhân viên y tế đã tham gia ca mổ kéo dài 6 tiếng. Phòng áp lực âm được sử dụng để hạn chế sự lây nhiễm của virus.
Theo chia sẻ của Lin Huiqing, trưởng khoa phẫu thuật lồng ngực Bệnh viện Renmin, đây là một nhiệm vụ thách thức cả tâm lý và thể chất với các y bác sĩ. Nguyên nhân vì bệnh nhân đã cao tuổi, được đánh giá là đang ở giai đoạn cuối của Covid-19 nên việc đảm bảo cơ thể tương thích và tiếp nhận được nội tạng mới cực kỳ khó khăn.
Theo thông tin từ bệnh viện, ông Cui đang bình phục tốt. Bệnh nhân không cần dùng ECMO 2 ngày sau khi phẫu thuật. Ông Cui đã tỉnh lại vào ngày 24/4, tay chân có thể cử động đơn giản. Đến ngày 4/5, ông đã có thể nuốt, uống, ho, nói cũng như ngồi dậy.
Tuy nhiên, ông vẫn phải sử dụng máy thở bởi các cơ chưa đủ khỏe để hỗ trợ cho phổi mới. Theo các bác sĩ, phải mất một thời gian dài nữa, bệnh nhân mới bình phục hoàn toàn.
Theo chuyên gia Jiao Yahui, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, ghép phổi vẫn là giải pháp duy nhất để cứu những bệnh nhân bị tổn thương nặng ở phổi.
Tuy nhiên, bà Jiao nói rằng bác sĩ chỉ nên tiến hành ca ghép khi virus trong cơ thể bệnh nhân được tiêu diệt hết. “Nếu không, phổi mới cũng có thể bị lây nhiễm và hư hỏng”, bà Jiao nói.
Ở Trung Quốc còn có 2 bệnh nhân khác cũng được ghép phổi thành công.
Tại Việt Nam, phi công người Anh - bệnh nhân 91 - hiện đang có sức khỏe xấu. Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế cũng đang đề xuất phương án ghép phổi cho bệnh nhân này.
Video: Độc đáo những bức tranh cổ động chống dịch COVID-19 được treo khắp phố phường Hà Nội Việc liên tiếp cho ra đời những bức tranh cổ động với thông điệp kêu gọi cộng đồng chung tay đẩy lùi dịch COVID-19 đã ... |
Quan chức Mỹ "ngại" đi làm vì Nhà Trắng liên tục có ca nhiễm COVID-19? Thời gian qua, Nhà Trắng liên tiếp ghi nhận các ca nhiễm mới COVID-19. Việc một số quan chức Mỹ lo ngại dịch bệnh lây ... |
Chùm ảnh: Tranh cổ động khắp phố phường trong cuộc chiến chống COVID-19 Thành công trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19 có sự đóng góp không nhỏ của những bức tranh cổ động, tuyên truyền trên đường ... |