Bảo tồn sách lá buông của người Chăm
![]() |
Các chức sắc Chăm Bàlamôn xướng kinh trên đền tháp |
Từ di sản
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Chăm ở Việt Nam có 178.948 người, sinh sống nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, người Chăm ở Ninh Thuận có 67.517 người, ở Bình Thuận có 39.557 người. Đây là hai địa bàn còn lưu trữ kinh sách lá buông (Agal bac), sử dụng kinh sách lá buông để hành lễ trên đền tháp và phục vụ cúng lễ cho cộng đồng.
Nguyên liệu chính để làm ra những bộ Agal bac là lá buông. Lá buông được bấm lỗ ở hai đầu và một lỗ ở chính giữa để xâu dây chỉ giúp liên kết từng chiếc lá chặt trong một quyển sách. Từng chiếc lá buông không có đánh số thứ tự trang nên sợi chỉ có chức năng giữ lá buông theo trật tự sắp xếp cố định. Mỗi lần mở kinh ra đọc từ trang đầu đến trang cuối. Sau đó, được xếp lại như ban đầu và dùng sợi dây chỉ buộc lại bộ sách lá buông như một quyển sách.
Nội dung chính viết trong các Agal bac của người Chăm là các đề tài tín ngưỡng, tôn giáo, hướng dẫn cách hành lễ và những lời khuyên răn dành cho các chức sắc. Việc khắc chữ trên lá buông đòi hỏi một kỹ năng nhất định, cần có sự tập trung, tỉ mỉ và khéo léo....
Theo nội dung được chuẩn bị sẵn, người khắc chữ ngồi vào bàn dùng một miếng gỗ bằng phẳng lót dưới lá buông, tay cầm con dao nhỏ, khắc mũi dao vào lá buông. Quá trình khắc chữ, hoàn thành hết một chiếc lá như một trang giấy mới dừng tay. Cứ như thế, cho đến khi khắc xong nội dung một quyển kinh. Khi kết thúc một nội dung, chuyển sang một nội dung mới, người khắc chữ thường khắc hình xoắn ốc để đánh dấu, kết thúc một câu khắc dấu hai vạch thẳng đứng để kết thúc ý hoặc xuống hàng.
![]() |
Ông Nại Cao Liêm - Phó Cả sư ở thôn Vụ Bổn (xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) và bộ kinh sách lá buông do gia đình ông đang gìn giữ |
Đến bảo tồn...
Hiện nay, nạn chảy máu cổ vật làm kinh sách lá buông lần lượt biến mất khỏi cộng đồng, số lượng kinh sách lá còn lại rất ít. Trong khi đó, kỹ thuật viết chữ trên chất liệu lá buông của người Chăm đã bị thất truyền.
Tại Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận chỉ còn lưu trữ 12 thư tịch viết trên chất liệu lá buông. Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận có 7 bộ kinh lá buông đang lưu trữ và phục vụ trưng bày, giới thiệu. Tại Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm tỉnh Bình Thuận đang lưu trữ 4 quyển thư tịch lá buông. Còn Bảo tàng tỉnh Bình Thuận lưu trữ 5 quyển sách lá buông.
Nhà sưu tầm Nguyễn Ngọc Ẩn (Tp. Phan Thiết, Bình Thuận) có gần 100 hiện vật thư tịch cổ. Trong đó, có 4 quyển thư tịch viết bằng tiếng Chăm trên chất liệu lá buông. Quan niệm của các bảo tàng, nhà trưng bày, nhà sưu tầm xem sách lá buông người Chăm là cổ vật nên mang ra giới thiệu phục vụ khách tham quan. Họ không có hoạt động nghiên cứu, tiến hành đọc và dịch nội dung ghi chép trong quyển kinh sách lá.
Trước nguy cơ mai một di sản kinh sách lá buông, các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, Thư viện Quốc gia, Bảo tàng và các cơ sở tôn giáo đang tiến hành nghiên cứu, bảo tồn kinh sách lá buông thông qua các diễn đàn hội thảo khoa học, truyền thông, dự án bảo tồn thư tịch quý hiếm. Tuy nhiên, di sản sách lá buông của người Chăm lại rất ít các nhà khoa học chú trọng khai thác nội dung và tìm tòi về kỹ thuật chế tác. Những bộ kinh sách lá buông của người Chăm bị thất lạc, biến mất khỏi cộng đồng trở thành tài liệu quý hiếm, món đồ cổ vật.
![]() |
Chữ viết trên lá buông |
Để bảo tồn và phát huy di sản sách lá buông của người Chăm nói riêng và ở Việt Nam nói chung, trước hết cần có cuộc khảo sát, điều tra và thống kê số lượng các quyển kinh lá buông đang lưu hành hiện nay. Từ đó, có cơ sở để thực hiện số hóa, giúp công tác lưu trữ và bảo tồn di sản sách lá cho thế hệ mai sau. Mặt khác, cần số hóa là phương pháp cứu các quyển lá buông đang bị rách, nát, mối mọt, côn trùng gây hại và sự tác động của môi trường theo thời gian.
Bên cạnh đó, cần mở lớp truyền dạy kỹ thuật viết chữ trên lá buông cho đối tượng chức sắc, người tham gia thực hành cúng lễ, các chuyên viên bảo tàng, chuyên viên nghiên cứu văn hóa Chăm để họ truyền dạy lại cho người dân.
Các nhà khoa học, nhà quản lý và chức sắc tôn giáo cần có sự hợp tác đọc, dịch và xuất bản nội dung ghi chép trên chất liệu lá buông để phục vụ tư liệu cho các chức sắc hành lễ; phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của sách lá buông đã được chế tác từ hàng trăm năm trước; nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo tồn di sản ngôn ngữ và chữ viết của người Chăm.
![]() Đó là lời khẳng định của Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới của UNESCO Lazare Eloundou Assomo tại cuộc gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vào chiều 27/3, tại trụ sở Bộ Ngoại giao. |
![]() Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tiếp Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện châu Âu Udo Bullmann đang có chuyến thăm Việt Nam. |
Tin bài liên quan

Phát huy giá trị cảnh quan văn hóa di sản Huế

TP.HCM: Trao hơn 100 suất quà cho học sinh, sinh viên dân tộc Chăm

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp
Các tin bài khác

Sắc thu Hương cốm Tây Bắc

Khai mạc Tuần văn hóa du lịch Sa Pa năm 2023

Đặc sắc Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai 2023

Réo rắt tiếng khèn trên cao nguyên
Đọc nhiều

Cộng đồng quốc tế hiến kế giúp Cao Bằng phát triển

Cộng đồng người Việt ở Nhật Bản muốn hợp tác, hiến kế phát triển TP. HCM

Nhiều cơ hội, tiềm năng phát triển giáo dục Liên bang Nga - Việt Nam

5000 phụ nữ tham gia Lễ hội áo bà ba, áo dài tại Cần Thơ
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn rời quân cảng Nha Trang thăm Singapore

Điện về với vùng biên

Huy động 12 tỷ USD để bảo vệ các rạn san hô
Multimedia

Đà Nẵng: Lớp học tiếng Việt dành cho các sinh viên Lào, Thái Lan tại chùa Tam Bảo

"Vua đầu bếp Mỹ" Christine Hà hướng dẫn trẻ khiếm thị làm bánh trung thu

Quảng Nam: Làng nghề truyền thống nhộn nhịp đón Trung thu

Câu chuyện 1000 con hạc giấy và lời nhắc nhớ chiến tranh

Cửa Lò trong mắt một "cư dân ngoại quốc"

Những người bạn Ukraine, Sri Lanka hát Quốc ca Việt Nam

Infographic: 10 điểm đến du khách Việt yêu thích nhất dịp Quốc khánh 2/9
Cửa Lò trong mắt một "cư dân ngoại quốc"

Uỷ ban Hòa bình thành phố Hải Phòng: Nỗ lực đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động

Lớp học tiếng Việt dành cho các sinh viên Lào, Thái Lan tại chùa Tam Bảo

"Vua đầu bếp Mỹ" Christine Hà hướng dẫn trẻ khiếm thị làm bánh trung thu

Đài Loan (Trung Quốc) hỗ trợ cho lao động Việt Nam bị thương

Câu chuyện 1000 con hạc giấy và lời nhắc nhớ chiến tranh

Thủy thủ New Zealand nhảy điệu Haka cảm ơn sự chào đón nồng nhiệt của Việt Nam

Cửa Lò trong mắt một "cư dân ngoại quốc"

Nghệ nhân cuối cùng ở làng đồ chơi dân gian Hậu Ái

Tổng thống Joe Biden: Chuyến thăm Việt Nam là thời khắc lịch sử

Trường chuyên biệt Tương Lai

Quy định về việc xin cấp lại "sổ đỏ" khi bị mất

VUFO thông báo danh sách thí sinh và phòng thi viết Vòng 2 kỳ thi tuyển công chức năm 2023

Du khách đến Singapore được nhập cảnh không cần hộ chiếu từ năm 2024

Bộ tem Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris sắp được phát hành

Lễ khởi động dự án “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh”
