Quyền con người phải là trọng tâm của mọi chính sách về dân số
![]() Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2022, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2022 tăng 4 bậc so với năm 2021. Đây là thông tin được nêu trong cuộc làm việc của Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới và các mục tiêu quốc gia bình đẳng giới năm 2022 được tổ chức chiều ngày 03/4. |
![]() Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tiếp Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện châu Âu Udo Bullmann đang có chuyến thăm Việt Nam. |
Dân số thế giới đạt 8 tỷ người vào tháng 11 năm 2022 – một dấu mốc quan trọng của nhân loại và đánh dấu những tiến bộ trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, khoa học và phát triển kinh tế xã hội. Dấu mốc này cũng đưa đến những lo lắng rằng việc gia tăng dân số sẽ tác động đến quyền của phụ nữ trong việc lựa chọn có sinh con hay không và khi nào có con và có bao nhiêu con.
![]() |
Ông Björn Andersson, Giám đốc Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Ảnh: UNFPA). |
Báo cáo Tình trạng Dân số thế giới năm nay của Quỹ Dân số Liên hợp quốc đã tháo gỡ "lo lắng về nhân khẩu học" này. Báo cáo nêu rõ việc lo ngại nếu chỉ tập trung vào con số có thể dẫn đến những biện pháp bắt buộc nhằm kiểm soát mức sinh và có nguy cơ bỏ qua những vấn đề thực chất trong xã hội.
Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy các kế hoạch làm chậm hay thúc đẩy tỷ suất sinh, kể cả các chính sách đặc biệt nhằm khuyến khích và không khuyến khích sinh con chỉ đem lại tác động không đáng kể và trong một vài tình huống những chính sách đó lại trở thành có hại.
Dù trong tình huống nào thì những dao động về tỷ suất sinh và thay đổi quy mô dân số như vậy đòi hỏi các chính sách cần phải được sửa đổi và mở rộng ra ngoài lĩnh vực nhân khẩu học. Thúc đẩy bình đẳng giới là vấn đề mấu chốt để giải quyết thay đổi về dân số và kiến tạo một xã hội có thể thích nghi được và đứng vững được.
Thêm quyền cho phụ nữ và tạo cơ hội cho họ phát triển tiềm năng để đưa ra các quyết định liên quan đến cơ thể họ và cuộc sống của họ sẽ hỗ trợ họ, gia đình của họ và xã hội của họ phát triển thịnh vượng. Cần đầu tư vào mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của một phụ nữ: thông qua việc đảm bảo giáo dục cho trẻ em gái, đảm bảo trẻ em gái và phụ nữ được tiếp cận với các thông tin và dịch vụ liên quan đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục và các quyền cũng như đảm bảo để họ có thể tham gia một cách đầy đủ và bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội.
![]() |
Các chính phủ cũng cần phải thể chế hóa các chính sách gia đình thân thiện và tạo điều kiện cho mỗi người dân có thể thực hiện nguyện vọng về sinh đẻ của mình – ví dụ như các chương trình để người cha được nghỉ trông con mới sinh, các dịch vụ chăm sóc trẻ em có chất lượng, chế độ làm việc linh hoạt – và đảm bảo phủ rộng chăm sóc sức khỏe toàn dân, trong đó có cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. Các chính phủ cũng nên tăng cường các chế độ lương hưu và thúc đẩy tuổi già năng động và khỏe mạnh.
![]() |
Ông Björn Andersson trò chuyện với phụ nữ ở tỉnh Bắc Kạn (Ảnh: UNFPA). |
Áp dụng hướng tiếp cận "vòng đời", trong đó các trẻ em gái và phụ nữ được thêm quyền tại mỗi thời điểm khác nhau trong cuộc đời của họ để họ có thể tự đưa ra các quyết định và lựa chọn, kể cả lựa chọn về sinh sản, sẽ cho phép các trẻ em gái và phụ nữ có thể theo đuổi những ước mơ, khát vọng trong cuộc sống của họ và giúp thúc đẩy phát triển kinh tế trong xã hội.
Mặt khác để giải quyết những quan tâm thực chất như biến đổi khí hậu, những thách thức về kinh tế, già hóa dân số và nhiều vấn đề khác, chúng ta cần có những chính sách hợp lý, dựa trên bằng chứng và quyền con người chứ không phải là những chính sách cố gắng định hướng về tỷ suất sinh.
Khu vực châu Á và Thái Bình Dương là khu vực rộng với đa dạng nhân khẩu học. Một số nước đang trải qua vấn đề giảm dân số, trong khi đó một số nước khác đang tăng dân số. Và ở hầu hết các nước, tăng trưởng dân số đang chậm lại, tạo ra những xã hội với tỷ lệ người cao tuổi cao hơn.
Vậy làm thế nào để châu Á và Thái Bình Dương thành công trong vấn đề bình đẳng giới và thực hiện các quyền về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của phụ nữ? Trong khi chúng ta chứng kiến nhiều thành tựu thì vẫn còn có nhiều vấn đề cần nỗ lực hơn nữa. Hơn 130 triệu phụ nữ vẫn chưa được tiếp cận các dịch vụ và thông tin về kế hoạch hóa gia đình để họ có thể có kế hoạch sinh con. Trong khi hơn một nửa trong số 1,8 tỷ thanh thiếu niên trên thế giới hiện đang sống ở châu Á và Thái Bình Dương, hầu hết trong số họ vẫn chưa được tiếp cận chương trình giáo dục tình dục toàn diện để giúp họ có thể có những quyết định đúng đắn về cơ thể của họ. Tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực thể chất và/hay bạo lực tình dục bởi bạn tình của họ vẫn còn cao.
![]() |
Đoàn công tác của Dự án UNFPA thăm và làm việc tại Trạm Y tế xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Ảnh: UNFPA). |
Giờ đã đến lúc cần phải thúc đẩy tiến độ thực hiện các cam kết được đưa ra tại Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển năm 1994, tại đó một Chương trình Hành động đã được thông qua, nhìn nhận quyền con người và nhân phẩm của mỗi cá nhân, trong đó có sức khỏe sinh sản và các quyền, thêm quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới, là những trọng tâm của phát triển.
Các chính sách phát triển, kể cả các chính sách giải quyết các vấn đề về dân số, đều phải trên cơ sở đảm bảo quyền. Chúng ta hãy cùng nhau hợp tác hướng tới đặt các quyền và lựa chọn của phụ nữ và trẻ em gái là trọng tâm – để xây dựng các xã hội có thể đứng vững và phát triển thịnh vượng trước những dao động về khuynh hướng dân số.
Tin bài liên quan

Trao quyền cho phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới để giảm nghèo bền vững

Việt Nam thúc đẩy quyền và cơ hội bình đẳng giới cho người dân tộc thiểu số

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2023
Các tin bài khác

Múa nón Việt Nam nhận được sự yêu thích của bạn bè quốc tế

Việt Nam trong cảm nhận của Nghị sĩ trẻ toàn cầu

Nghị sĩ trẻ toàn cầu ấn tượng sâu sắc về công tác tổ chức của Việt Nam

Lãnh đạo các nước chia buồn về vụ hoả hoạn tại quận Thanh Xuân, Hà Nội
Đọc nhiều

Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường kết nối với người Việt Nam tại Nhật Bản

Cộng đồng quốc tế hiến kế giúp Cao Bằng phát triển

Cộng đồng người Việt ở Nhật Bản muốn hợp tác, hiến kế phát triển TP. HCM

VUFO sẵn sàng làm cầu nối hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Nam Phi
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Điện về với vùng biên

Huy động 12 tỷ USD để bảo vệ các rạn san hô

Thừa Thiên Huế: Khai mạc tập huấn nghiệp vụ Biên phòng cho cán bộ quân đội nhân dân Lào
Multimedia

Đà Nẵng: Lớp học tiếng Việt dành cho các sinh viên Lào, Thái Lan tại chùa Tam Bảo

"Vua đầu bếp Mỹ" Christine Hà hướng dẫn trẻ khiếm thị làm bánh trung thu

Quảng Nam: Làng nghề truyền thống nhộn nhịp đón Trung thu

Câu chuyện 1000 con hạc giấy và lời nhắc nhớ chiến tranh

Cửa Lò trong mắt một "cư dân ngoại quốc"

Những người bạn Ukraine, Sri Lanka hát Quốc ca Việt Nam

Infographic: 10 điểm đến du khách Việt yêu thích nhất dịp Quốc khánh 2/9
Cửa Lò trong mắt một "cư dân ngoại quốc"

Lớp học tiếng Việt dành cho các sinh viên Lào, Thái Lan tại chùa Tam Bảo

"Vua đầu bếp Mỹ" Christine Hà hướng dẫn trẻ khiếm thị làm bánh trung thu

Đài Loan (Trung Quốc) hỗ trợ cho lao động Việt Nam bị thương

Câu chuyện 1000 con hạc giấy và lời nhắc nhớ chiến tranh

Thủy thủ New Zealand nhảy điệu Haka cảm ơn sự chào đón nồng nhiệt của Việt Nam

Cửa Lò trong mắt một "cư dân ngoại quốc"

Nghệ nhân cuối cùng ở làng đồ chơi dân gian Hậu Ái

Tổng thống Joe Biden: Chuyến thăm Việt Nam là thời khắc lịch sử

Trường chuyên biệt Tương Lai

Quy định về việc xin cấp lại "sổ đỏ" khi bị mất

VUFO thông báo danh sách thí sinh và phòng thi viết Vòng 2 kỳ thi tuyển công chức năm 2023

Du khách đến Singapore được nhập cảnh không cần hộ chiếu từ năm 2024

Bộ tem Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris sắp được phát hành

Lễ khởi động dự án “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh”
