Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
19:41 | 11/10/2018 GMT+7

Liệu Ấn Độ có tiết lộ công nghệ S-400 cho NATO?

aa
Trong bài viết "Liệu Ấn Độ có chuyển công nghệ S-400 cho NATO?", tờ Pravda đã nêu ra một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc.

Mặc dù không đưa ra được câu trả lời thực sự thỏa đáng cho câu hỏi trên, nhưng tờ Pravda đã đi sâu vào phân tích mối quan hệ đối tác giữa Ấn Độ với Nga và Mỹ, dường như muốn dựa trên cơ sở này để người đọc tự có những quan điểm riêng đối với vấn đề gây khúc mắc.

Cụ thể, bài viết của Pravda cho biết, trong chuyến thăm tới New Delhi, Tổng thống Vladimir Putin đã ký thỏa thuận cung cấp các hệ thống phòng không S-400 cho Ấn Độ. Đáng chú ý là, trước đó New Delhi đã từng mua một số loại vũ khí của Mỹ. Điều này làm dấy lên câu hỏi liệu NATO có thể thông qua Ấn Độ để có được công nghệ của S-400 hay không?

Rào cản đối với New Delhi

Nga và Ấn Độ đã có mối quan hệ hữu nghị lâu dài. Liên Xô đã đứng về phía Ấn Độ trong cuộc chiến với Pakistan. Chính quyền Xô Viết từng chuyển hàng tấn vũ khí và thực phẩm sang Ấn Độ và từng điều các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương tới vịnh Bengal để đối phó với Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đang làm nhiệm vụ hỗ trợ Pakistan.

Sau khi đảng của Thủ tướng Narendra Modi lên cầm quyền tại Ấn Độ, mối quan hệ giữa hai phía không hề bị nhạt đi. Sự hợp tác trong Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS), dự án cơ sở hạ tầng Nam-Bắc, và phát triển các loại vũ khí… đã khiến mối quan hệ giữa Nga-Ấn Độ ngày càng lớn mạnh.

Tuy nhiên, dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, Mỹ đã quyết định đưa ông Modi trở thành đối tác chiến lược, bất chấp việc Thủ tướng Ấn Độ từng bị Washington "cấm cửa" do các vụ bạo động tại bang Gujarat mà ông làm thủ hiến.

Giờ đây, các quan chức Mỹ gọi chính phủ của ông Modi là chính phủ dân chủ nhất ở châu Á. Washington muốn New Delhi là đối trọng chủ yếu với Bắc Kinh trong khu vực. Năm 2001, Mỹ đã nới lỏng các lệnh cấm cung cấp vũ khí Mỹ cho Ấn Độ.

lieu an do co tiet lo cong nghe s 400 cho nato

Hệ thống tên lửa phòng không S-400. Ảnh: National Interest.

Không lâu trước đây, Mỹ và Ấn Độ đã ký kết Hiệp ước An ninh và Tương thích Liên lạc (COMCASA), trong đó New Delhi có thể mua các thiết bị từ Mỹ để đảm bảo hoạt động của các hệ thống thông tin liên lạc.

Ban đầu, Mỹ chỉ ký thỏa thuận này với các nước thành viên NATO. Thật tình cờ là Ấn Độ lại được phép tiếp cận với công nghệ tiên tiến mà Mỹ chỉ chia sẻ trong nội bộ NATO. Tuy nhiên, sự tin tưởng này lại bị Ấn Độ phá vỡ sau khi quyết định mua các hệ thống phòng không S-400 từ Nga.

Hiện Washington vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức liệu có áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ấn Độ hay không.

Chúng ta đang chứng kiến cuộc tranh đấu giữa hai siêu cường để giành mối quan hệ đồng minh với Ấn Độ - quốc gia sẵn sàng trả hàng tỷ USD cho các hợp đồng quân sự và công nghệ.

Ấn Độ sẽ là bên thắng cuộc

Trả lời phỏng vấn tờ Pravda trước khi thỏa thuận S-400 được ký kết, ông Tatyana Shaumyan – người đứng đầu Trung tâm các nghiên cứu Ấn Độ tại Viện nghiên cứu phương Đông – Học viện Khoa học Nga, đã dự đoán rằng "Ấn Độ sẽ thắng trong cuộc đấu này" nhờ chủ nghĩa thực dụng của họ.

"Liên Xô/Nga là quả thực là đồng minh lâu đời của Ấn Độ, nhưng New Delhi cũng có mối quan hệ truyền thống với Mỹ" – ông Shaumyan nói.

Theo vị chuyên gia, thương vụ S-400 sẽ diễn ra, giống như thỏa thuận mua trực thăng Kamov. Nga và Ấn Độ sẽ tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực xây dựng đường sắt, các nghiên cứu không gian và một số lĩnh vực khác. Trong năm nay, Ấn Độ sẽ nhận được 4,2 tỷ USD để xây dựng các chi nhánh số 5 và số 6 của nhà máy năng lượng hạt nhân Kudankulam.

lieu an do co tiet lo cong nghe s 400 cho nato

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

"Người Mỹ sẽ tạo ra một ngoại lệ - họ sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ấn Độ. Nga cũng rất muốn duy trì quan hệ đối tác với Ấn Độ, nhất là trong bối cảnh Moscow đang phải chịu áp lực rất lớn từ phương Tây" – ông Shaumyan nhận định.

Hiện New Delhi sẵn sàng mua ít nhất 60 trực thăng Kamov-226T để sau đó chúng có thể được sản xuất tại Ấn Độ, cũng như 4 khinh hạm project 11356 trị giá 2,2 tỷ USD.

Tuy nhiên, Ấn Độ hiện vẫn chưa ký thỏa thuận này, New Delhi muốn đảm bảo về nguồn cung cấp các động cơ mới. Nga cho biết, các động cơ do Ukraine sản xuất sẽ được thay thế bằng động cơ nội địa.

Nga-Ấn còn có một hợp đồng khác là liên doanh sản xuất AK-103. Quân đội Ấn Độ đã đưa ra đánh giá tích cực đối với mẫu súng này. Để tránh các biện pháp trừng phạt có thể xảy ra, Nga đề xuất ký kết cả thỏa thuận liên quan bằng các loại tiền tệ khác, thay vì đô la Mỹ.

Tên lửa S-400 Nga huấn luyện chiến đấu

QS

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (22/11): Bắc Bộ ngày nắng, trời lạnh

Thời tiết hôm nay (22/11): Bắc Bộ ngày nắng, trời lạnh

Hôm nay 22/11, thời tiết miền Bắc nắng lạnh, miền Trung có đợt mưa to đến rất to, còn miền Nam nhiều mây, ngày nắng.
Top con giáp xui xẻo hôm nay 25/11/2024: Thìn Tỵ đầu tuần khó khăn

Top con giáp xui xẻo hôm nay 25/11/2024: Thìn Tỵ đầu tuần khó khăn

Con giáp xui xẻo hôm nay 25/11/2024 Thìn có thể sẽ đối mặt với những cản trở nhất định. Trong quá trình làm việc, bản mệnh khó tránh khỏi những mâu thuẫn với đồng nghiệp do hai bên không thống nhất được ý kiến, thậm chí cảm thấy như bị gây khó.
Top con giáp may mắn hôm nay 25/11/2024: Tý tam hợp nâng đỡ Dần công danh xán lạn

Top con giáp may mắn hôm nay 25/11/2024: Tý tam hợp nâng đỡ Dần công danh xán lạn

Con giáp may mắn hôm nay 25/11/2024 vận trình công danh của tuổi Dần đang mở ra những bước tiến mới và qua đó có thể gặt hái không ít trái ngọt.
Top con giáp xui xẻo hôm nay 24/11/2024: Mão dễ phạm sai lầm Hợi tiểu nhân rình rập

Top con giáp xui xẻo hôm nay 24/11/2024: Mão dễ phạm sai lầm Hợi tiểu nhân rình rập

Con giáp xui xẻo hôm nay 24/11/2024 Hợi chịu nhiều tác động bất lợi do có tiểu nhân rình rập và tìm cơ hội hãm hại.

Đọc nhiều

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân, cộng đồng người Việt Nam đang ở Ukraine cần sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn.
Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Ngày 20/11, tại Cà Mau, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành (Cụm 5) gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ động của mình trong việc xây dựng môi trường internet an toàn, hiệu quả”.
Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Chương trình “Ươm mầm hữu nghị” do Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia khởi xướng và triển khai đã hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho hàng trăm sinh viên Campuchia đang học tập tại Việt Nam. Từ sự hỗ trợ đó, sinh viên Campuchia có thêm nền tảng tốt khi đi làm, nhiều cơ hội phát triển và đóng góp tích cực cho tình hữu nghị hai nước. Thạc sĩ Uch Leang, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á - Phi và Trung Đông, Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), Chủ tịch Hội cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên tạp chí Thời Đại.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Ngày 21/11, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Trung tâm 286/BTL 86 tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024.
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động