Báo Hoàn Cầu khuyên Ấn Độ cảnh giác trước “lời xúi giục” từ phương Tây
Ảnh VCG. |
Cuộc chạm trán tại biên giới gần đây là vụ đối đầu quân sự lớn nhất giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong vòng bốn thâp kỷ trở lại đây vì nó gây ra thương vong cho cả hai bên và khiến Thung lũng Galwan trở lại thành điểm nóng.
Ấn Độ đổ lỗi cho Trung Quốc về cuộc đối đầu, khẳng định rằng vụ bạo lực xảy ra do phía Trung Quốc cố thay đổi hiện trạng của khu vực và hoạt động của quân đội Ấn Độ chỉ diễn ra ở phía lãnh thổ Ấn Độ.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc ngày 18/6 nhấn mạnh rằng Trung Quốc có chủ quyền với khu vực và cảnh báo Ấn Độ không nên che giấu lịch sử và lừa đối dư luận.
"Giới quan sát cho rằng Ấn Độ nên cảnh giách với những quốc gia kích động đối đầu, thậm chí là một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Ấn Độ vì họ có thể trục lợi từ mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước cũng như duy trì quyền bá chủ của mình", tờ báo viết.
Đáp trả lại, truyền thông Ấn Độ lên tiếng chỉ trích hành động của Trung Quốc và cho rằng chính Bắc Kinh mới đang khoa trương thanh thế của mình tại khu vực.
"Nếu Bắc Kinh thành công trong việc buộc Ấn Độ khuất phục trước lập trường ngoại giao của Trung Quốc, họ cũng sẽ gửi tín hiệu mạnh mẽ tới các nước láng giềng khác để cho thấy ai có thể quyết định mọi việc ở châu Á. Do đó, điều Ấn Độ nên làm là những điều Trung Quốc không mong muốn, và đối phó bằng các biện pháp ngoại giao”, tờ India Times nói.
Khẳng định chủ quyền với khu vực tranh chấp
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 18/6 phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ cho biết tình hình ở biên giới Trung Quốc và Ấn Độ đang ổn định và được kiểm soát. Hai bên thống nhất xoa dịu tình hình nhanh nhất có thể.
Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời các nhà nghiên cứu khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực đang tranh chấp với phía Ấn Độ và cho rằng New Dehli đang có các hoạt động xây dựng sân bay, cầu đường, làng mạc trái phép trên đất của Trung Quốc.
Tờ báo của Đảng cộng sản Trung Quốc dẫn lời nhà nghiên cứu Zhang Yongpa của Viện Nghiên cứu Biên giới Trung Quốc thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết những ghi chép từ thời nhà Thanh (1644-1911) và các tài liệu phương Tây đều cho thấy thung lũng Galwan là lãnh thổ của Trung Quốc. “Dựa trên nguyên tắc của “quyền lịch sử”, Trung Quốc có quyền tài phán với khu vực thung lũng này”, ông Zhang nói.
Một binh sĩ Ấn Độ đang đứng gác tại khu vực tiền tuyến Ladakh. Ảnh PTI |
Tuy nhiên, Reuters dẫn lời Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi phát biểu hôm 19/6 trên truyền hình khẳng định rằng quân đội nước này đủ khả năng bảo vệ khu vực biên giới khỏi bàn tay của Trung Quốc. "Không ai xâm nhập biên giới hoặc chiếm đóng vị trí của chúng ta", ông Modi nói.
Thủ tướng Ấn Độ cũng khẳng định rằng New Delhi sẽ tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới một cách nhanh chóng và "không chịu áp lực từ bên ngoài". Ấn Độ đang thúc đẩy dự án cải thiện giao thông trong vùng Ladakh, dự kiến xây dựng 66 tuyến đường quan trọng dọc theo biên giới với Trung Quốc vào năm 2022.
Điệu nhảy của Rồng và Voi
Quay trở lại năm 2018, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã ví von đầy hoa mỹ rằng: "Rồng Trung Quốc và voi Ấn Độ không nên đánh nhau, mà hãy nhảy múa cùng nhau. Với niềm tin chính trị, không một ngọn núi nào ở dãy Himalaya có thể ngăn chúng ta có các trao đổi hữu nghị".
Điệu nhảy của rồng và voi có vẻ bị trật nhịp khi cuộc đụng độ của binh sĩ hai nước tại thung lũng Galwan nằm trong khu vực Ladakh xảy ra khiến cho hơn 60 binh sĩ thương vong. Đây được cho là cuộc đối đầu căng thẳng nhất trong vòng 40 năm qua.
Truyền thông quốc tế đánh giá vụ đối đầu có thể là cú hích khiến cho Ấn Độ xoay trục mối quan hệ về phía Mỹ hoặc phương Tây đặc biệt sau phát biểu mạnh mẽ của Thủ tướng Modi về việc đáp trả Trung Quốc sau vụ đụng độ.
“Sự hy sinh của các binh sỹ sẽ không vô nghĩa. Tính vẹn toàn và lãnh thổ của Ấn Độ là điều quan trọng nhất đối với chúng ta và không ai có thể ngăn chúng ta bảo vệ điều đó. Không ai có thể nghi ngờ, dù chỉ một chút về điều này. Ấn Độ muốn hòa bình nhưng khi bị khiêu khích, Ấn Độ cũng sẽ có sự đáp trả phù hợp”, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói ngày 17/6.
Illustrative photo. |
Ồng Bali Ram Deepak - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc và Đông Nam Á tại Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi cho biết Thủ tướng Modi đang ám chỉ rằng Ấn Độ không muốn căng thẳng song nước này có thể làm mọi điều cho đến khi bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Trong khi đó, tờ báo Ấn Độ Hindustan Times nói rằng "Trung Quốc muốn kiềm chế quyền lực và tham vọng của New Delhi, muốn Ấn Độ chấp nhận sự bành trướng Bắc Kinh tại châu Á và nhiều khía cạnh khác".
Tờ báo kêu gọi chính quyền Thủ tướng Narendra Modi thúc đẩy "quan hệ đối tác với Mỹ, củng cố Đối thoại An ninh Bộ Tứ Kim cương (Quad) và tham gia bất kỳ nhóm nào kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc".
Tờ Thời báo Hoàn cầu lại cảnh báo rằng Ấn Độ không nên "bị xúi giục" bởi các nước phương Tây.
Ông Qian Feng, giám đốc khoa nghiên cứu tại Viện Chiến lược Đại học Thanh Hoa cảng báo rằng cuộc đụng độ có thể là một lí do mới để Mỹ gieo thêm mối bất hòa giữa Trung Quốc và Ấn Độ, khiến nước này đối đầu với Bắc Kinh.
Cùng đó, Echoing Qian, Tian Shichen, Phó Chủ tịch tổ chức nghiên cứu Viện Grandview nhận định rằng đây là một cơ hội cho Mỹ “theo đuổi” Ấn Độ và chen vào giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo góc nhìn từ truyền thông Bắc Kinh, cả Trung Quốc và Ấn Độ không hề muốn một kịch bản tương tự như cuộc đối đầu tại cao nguyên tranh chấp Doklam Doklam hồi năm 2017 sẽ lặp lại lần nữa. Tuy nhiên, tờ báo Trung Quốc cho rằng phương Tây dường như muốn trở thành khán giả và kích động cho “điệu nhảy rồng và voi”.
Người dân Ấn Độ đang “sôi sục” đòi tẩy chay các mặt hàng Trung Quốc sau vụ đụng độ. Trong khi đó, chính phủ nước đang lên kế hoạch cho các biện pháp ngăn chặn đầu tư và tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Hiện Ấn Độ có thâm hụt thương mại hơn 59 tỷ USD với Trung Quốc. Khoảng 11% giá trị nhập khẩu của Ấn Độ là từ Trung Quốc. |
Ấn Độ mua hàng chục chiến đấu cơ Nga giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc Ấn Độ sẽ mua hàng chục máy bay chiến đấu gồm máy bay MiG-29 và Sukhoi trong một hợp đồng ký kết với Nga có ... |
Báo Trung Quốc 'khoe' tên lửa diệt hạm, đáp trả Mỹ điều 3 tàu sân bay? Tờ Global Times vừa đã đưa ra những thông tin nhằm đáp trả động thái của Mỹ trong việc điều 3 tàu sân bay đến ... |
Ấn Độ: Kinh hoàng hai đứa trẻ bị bắt cóc và cưỡng hiếp ngay trước mặt cha mình Mới đây, dư luận Ấn Độ lại một phen rúng động khi hay tin hai cô gái trẻ Ấn Độ bị một nhóm đối tượng ... |