Bảo hộ công dân Việt Nam - góc nhìn nhân quyền trong đại dịch
Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, công dân trên không gian mạng Đây là quyền tự do cơ bản của công dân được pháp luật quốc tế, Hiến pháp, pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ. Bên cạnh đó, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, mỗi cá nhân, công dân trong khi sử dụng, thực hiện các quyền và tự do của mình thì phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội, đối với quốc gia, dân tộc mà mình đang sống. |
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Thách thức lớn của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN là đại dịch COVID-19 Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vừa có bài trả lời phỏng vấn tạp chí ASEAN Focus về những thách thức lớn nhất đặt ra cho Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020. |
Ngày 25/01/2020, chỉ ba ngày sau khi ca bệnh đầu tiên được phát hiện, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ chỉ đạo các cơ quan, tổ chức chủ động triển khai công tác bảo hộ công dân tại các quốc gia, vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Chuyến bay đưa 129 lao động, trong đó có hơn một nửa được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 từ Guinea Xích đạo về nước. |
Trong những ngày tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 đã liên tục có những chỉ đạo giao Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tại và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xác định số lượng công dân ở các khu vực có dịch, sẵn sàng tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân khi cần thiết; tích cực động viên, khuyến cáo công dân không về nước khi không thật sự cần thiết, chấp hành nghiêm túc các quy định phòng chống dịch của sở tại; yêu cầu các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài rà soát, khẩn trương có kế hoạch đón công dân Việt Nam đang bị kẹt ở sân bay các nước; đề xuất phương án đưa một số công dân Việt Nam hiện đang ở nước ngoài có nhu cầu về nước, ưu tiên người cao tuổi, người ốm đau, trẻ em dưới 18 tuổi, bảo đảm cân đối chung và phù hợp với năng lực cách ly tập trung trong nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cụ thể, chặt chẽ.
Tại các cuộc trao đổi với lãnh đạo các nước của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Việt Nam đều đề nghị nước bạn phối hợp chặt chẽ, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác phòng chống dịch, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước sở tại yên tâm ổn định cuộc sống, được tiếp cận đầy đủ các điều kiện cần thiết để phòng chống dịch bệnh.
Những chuyến bay “có một không hai” để đưa công dân về nước đó là: Đầu tiên là chuyến bay vào tâm dịch Vũ Hán về nước an toàn, sau đó là những chuyến bay thẳng lịch sử đến Mỹ của Vietnam Airlines vào tháng 5/2020, nối Washington D.C. và Hà Nội với thời gian bay lên tới gần 24 giờ cho mỗi chặng. Và gần đây nhất là chuyến bay đầy rủi ro tới châu Phi xa xôi, đưa 129 lao động, trong đó có hơn một nửa được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 từ Guinea Xích đạo. Những chuyến bay này không chỉ thể hiện trách nhiệm cao cả của Nhà nước Việt Nam mà còn thể hiện tình đồng bào, sự đoàn kết, gắn bó của người Việt trong và ngoài nước.
Những chuyến bay nghĩa tình. |
Trong năm 2020, một nhiệm vụ cũng hết sức quan trọng mà đối ngoại đã phải thực hiện, đó là bảo hộ công dân trong tình hình mới khi Covid-19 xảy ra. Năm nay ghi nhận nhu cầu bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài lớn chưa từng có. Số lượng các cuộc gọi của công dân Việt Nam cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến bảo hộ công dân ở nước ngoài thông qua tổng đài điện thoại về bảo hộ công dân đã tăng gần 200% trong năm 2020. Điều đó nói lên là nhu cầu bảo hộ công dân bên ngoài rất lớn, nhưng điểm lớn nhất đó là việc trong đại dịch Covid-19, Việt Nam là một trong số ít các nước đã có các chuyến bay đưa công dân bị mắc kẹt về nước.
Chỉ riêng trong năm 2020, Việt Nam đã triển khai trên 260 chuyến bay chở 73.000 công dân từ 59 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trở về nước an toàn. Đó là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Chia sẻ về nhiệm vụ trọng tâm, định hướng của đối ngoại Việt Nam trong năm 2021, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho biết: "Trong bối cảnh dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp, công tác bảo hộ công dân cũng sẽ là một trọng tâm của ngành ngoại giao trong thời gian tới”.