Bảo đảm quyền con người từ đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người
Lần đầu tiên triển lãm trực tuyến về phòng chống mua bán người được tổ chức tại Việt Nam Sáng 21/12, Triển lãm trực tuyến “Đường đến bình yên” tuyên truyền về phòng chống mua bán người do TW Hội LHPN Việt Nam, Tổ chức Di cư quốc tế (Cơ quan di cư Liên Hợp Quốc tại Việt Nam – IOM) phối hợp với Bộ Công an tổ chức đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Triển lãm sẽ diễn ra trong 2 tháng. |
Sơn La: Đấu tranh với tội phạm mua bán người Tại tỉnh Sơn La, công tác phòng chống, đấu tranh với loại tội phạm mua bán người đã được các lực lượng chức năng tập trung triển khai, nhiều đường dây mua bán người ra nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã bị lực lượng chức năng đấu tranh, triệt phá. |
Em Lùng Thị Say (SN 2005, ở bản Sểnh Sảng A, xã Dào San, huyện Phong Thổ) là nạn nhân bị lừa bán sang Trung Quốc vào cuối tháng 3/2021 và may mắn được giải cứu trở về địa phương đầu tháng 6/2021. Say bị đối tượng Ma A Hồng (ở xã Mù Sang, huyện Phong Thổ) lừa tìm việc làm cho rồi bán sang Trung Quốc.
"Biết mình bị bán em rất sợ, tìm mọi cách để thoát thân. Em đã âm thầm quan sát và khi thấy lực lượng cảnh sát nước bạn, em chạy ngay đến nhờ giúp đỡ. Rất may, sau vài ngày em được đưa trở về Việt Nam, thực hiện cách ly theo quy định rồi được về nhà. Em thấy mình bị lừa bán là do bản thân nhẹ dạ cả tin nên em khuyên các bạn trẻ đừng bao giờ nghe, tin theo người lạ” - Say chia sẻ.
Ba đối tượng trong đường dây tội phạm mua bán người (thứ hai, ba, tư từ phải sang) bị lực lượng chức năng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm (Bộ đội Biên phòng) phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh bắt giữ ngày 18/3/2021. |
Trước diễn biến phức tạp của tội phạm mua, bán người, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn dân, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân; khắc phục những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm, giảm nguy cơ mua bán người.
Lực lượng chức năng Việt Nam tiếp nhận em bé bị bán sang Trung Quốc. Ảnh (tư liệu): Nguyễn Hoàng/TTXVN |
Trong hợp tác song phương, Việt Nam tiếp tục triển khai có hiệu quả các hiệp định hợp tác giữa Việt Nam với Campuchia, Lào, Thái, Trung Quốc và Anh về phòng, chống mua bán người, trong đó duy trì họp thường niên với cơ quan thực hiện hiệp định, phối hợp tổ chức các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người. Việt Nam cũng thường xuyên trao đổi về chủ trương, thành tựu của Việt Nam trong phòng chống mua bán người tại Đối thoại nhân quyền với EU, Australia... cũng như các buổi làm việc định kỳ với một số cơ quan đại diện nước ngoài tại Hà Nội.
Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp với các lực lượng quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển Bạn đọc hỏi: Tôi thấy lực lượng cảnh sát biển không chỉ cứu nạn cứu hộ ngư dân trên biển, còn phối hợp với các lực lượng quốc tế để đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển. Vậy có quy định cụ thể nào về công tác phối hợp này hay không? |
Việt Nam-Campuchia đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm Việt Nam-Campuchia sẽ đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm, phối hợp xử lý vụ việc phát sinh nhanh chóng, kịp thời, không để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá, ảnh hưởng đến quan hệ truyền thống tốt đẹp hai nước. |