Sơn La: Đấu tranh với tội phạm mua bán người
Chia sẻ kinh nghiệm về chứng cứ là dữ liệu điện tử trong vụ án mua bán người Trong 2 ngày 7-8/10/2021, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo về chứng cứ là dữ liệu điện tử trong vụ án mua bán người - Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam. Hội thảo do Chương trình hợp tác ASEAN-Australia về phòng, chống mua bán người (Chương trình ASEAN-ACT) tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. |
Những điểm mới trong Bộ Luật hình sự Việt Nam liên quan đến các tội danh về mua bán người Những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người tại Việt Nam diễn biến phức tạp, với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã sửa đổi, bổ sung nhiều điểm mới liên quan đến các tội danh về mua bán người, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, xử lý triệt để loại tội phạm này. |
Nhiều năm về trước, vì nhẹ dạ, cả tin nghe theo những đối tượng dụ dỗ chị Vàng Thị Dợ thường trú tại bản Đin Lanh, xã Chiềng Đông, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã bị lừa và gả bán sang bên kia biên giới để làm vợ. Sau khi bị chính quyền nước sở tại phát hiện, chị Dợ đã được trao trả về Việt Nam. Vàng Thị Dợ là một trong những trường hợp may mắn hơn với những phụ nữ khác tại Sơn La bị lừa bán qua biên giới được trở về với gia đình, bố mẹ, anh em và bản làng.
Các chiến sỹ công an huyện Mường La gặp gỡ trao đối với gia đình Vàng Thị Dợ. |
Chiềng Đông có 17 bản với 1.022 hộ và trên 5.600 nhân khẩu. Kinh tế của người dân chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp và tự cung tự cấp; trình độ dân trí của người dân còn hạn chế nhất là hiểu biết về pháp luật còn kém. Lợi dụng vào sự thiếu hiểu biết của chị em phụ nữ dân tộc, nhẹ dạ cả tin và mong muốn được đổi đời mà rất nhiều phụ nữ tại đây đã bị các đối tượng buôn bán người lừa bán sang Trung Quốc.
Ông Lầu A Say, phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Đông cho biết: Cách đây 2 năm trên địa bàn xã Chiềng Đông, huyện Mường La, tỉnh Sơn La có rất nhiều người đã trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người. Cũng chỉ vì tin vào những lời dụ dỗ của các đối tượng hứa hẹn sẽ có được một cuộc sống an nhàn khi có công việc với mức lương cao không phải làm nương, làm rẫy vất vả như ở quê nhà.
Trước tình hình tội phạm mua bán người trên địa bàn diến ra phức tạp, xâm phạm đến những quyền cơ bản của con người, tác động nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, lực lượng Công an tỉnh Sơn Là đã tập trung thành lập các tổ công tác phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương thường xuyên xuống cơ sở nắm tình hình địa bàn, di biến động của các đối tượng, tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để bà con nhân dân nắm được các thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người, từ đó nêu cao tinh thần cảnh giác, kịp thời thông tin cho lực lượng chức năng.
Thiếu tá Nguyễn Văn Thủy, Phó đội trưởng Đội điều tra tổng hợp, công an huyện Mường Là cho biết: Tội phạm buôn bán người tại Sơn La hoạt động với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp; các đối tượng cấu kết hình thành tổ chức, đừng dây khép kín, lợi dụng các trang mạng xã hội để tìm kiếm,môi giới, dụ dỗ những nạn nhân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu hiểu biết về xã hội và kỹ năng sống. Nên để loại bỏ triệt để loại tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, thời gian qua lực lượng công an Sơn La đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, gắn công tác phòng ngừa với công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến người dân. Trong giai đoạn 2016-2020, công an huyện Mường La đã triệt phá thành công 5 vụ với 6 đối tượng về hành vi mua bán người, đã có 8 nạn nhân tự trốn thoát trở về địa phương.
Công an huyện Mường La, tỉnh Sơn La triển khai nghiệp vụ đấu tranh với tội phạm buôn bán người trên địa bàn. |
Nhận thức được tính nguy hiểm của loại tội phạm này, bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động cùng sự vào cuộc của lực lượng công an và các cấp, các ngành thì mỗi người dân cần tự nâng cao nhận thức, cảnh giác, tỉnh táo trước thủ đoạn mà các đối tượng mua bán người sử dụng. Bên cạnh, cần có chính sách hỗ trợ tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập qua dạy nghề, cho vay vốn… cho phụ nữ, trẻ em gái là những người có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của bọn buôn người ở những vùng khó khăn. Làm cho người dân có đời sống kinh tế ổn định, có công ăn việc làm, có khả năng thu nhập để có thể đảm bảo mức cơ bản nhu cầu cuộc sống.
Khởi tố đối với bị can Hảng Thị Sú về hành vi mua bán người dưới 16 tuổi Khi bị lừa bán sang Trung Quốc, Hàng Thị Đ (SN 1999, trú tại Lào Cai) mới 13 tuổi... 8 năm lưu lạc nơi đất khách, quê người, bị ép làm vợ một người đàn ông Trung Quốc, cô gái trẻ ấy đã nếm chải đủ những khổ cực trần gian, sống mà không bằng chết, bị đầy đọa cả vể thể xác và tinh thần... |
Sơn La đẩy mạnh hợp tác hữu nghị với các tỉnh Bắc Lào Việc đẩy mạnh hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào góp phần duy trì quan hệ hợp tác, giao thương, củng cố, vun đắp và tô thắm thêm mối quan hệ, tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào. |