Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
07:43 | 23/09/2020 GMT+7

“Bản lý lịch” vô cùng đặc sắc của nghề ăn ong ở xứ U Minh Hạ

aa
Những người ăn ong được gọi là thợ, sẽ kết nối với nhau bởi một tổ chức gọi là phong ngạn. Những thành viên có quy ước với nhau, hiểu nôm na là đạo đức nghề nghiệp khi hành nghề ăn ong.
Lào Cai: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện vùng cao Sìn Hồ Lào Cai: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện vùng cao Sìn Hồ
Gặp những người "cả gan" săn ong vò vẽ trong rừng U Minh Hạ Gặp những người "cả gan" săn ong vò vẽ trong rừng U Minh Hạ

Về xứ U Minh Hạ không ít lần, rong ruổi tận lõi những cánh rừng tràm, điều kỳ thú dường như vô cùng tận. Ẩn bên trong sự mộc mạc, hoang sơ là sự sáng tạo bền bỉ và tài tình của bao nhiêu lớp người nối tiếp nhau để thích nghi và làm chủ vùng đất được miêu tả là “sấu lội, cọp um”. Và rồi cái nghề ăn ong, nghề rừng hầu như ai cũng biết, cũng thạo ở xứ U Minh Hạ, đã khiến tất cả phải "ngã ngửa" khi có cái “bản lý lịch” vô cùng đặc sắc. Một nghề rừng gắn với những lưu dân từ thời mở đất, là sản vật để tự hào và có tính đại diện cho cả một không gian văn hoá thì làm sao có thể đơn thuần.

Nghề ăn ong có từ bao giờ?

Hầu như tất cả các đầu sách khi viết về văn hoá Nam Bộ đều dành một phần trang trọng để nói về nghề ăn ong. Trong quyển “Cà Mau xưa” của tác giả Huỳnh Minh - Nghê Văn Lương có miêu tả khá cụ thể về cách thức và thời điểm để những người dân xứ rừng đi ăn ong. Những người ăn ong được gọi là thợ, sẽ kết nối với nhau bởi một tổ chức gọi là phong ngạn. Những thành viên có quy ước với nhau, hiểu nôm na là đạo đức nghề nghiệp khi hành nghề ăn ong. Ở thời điểm hiện tại, chỉ mật ong là giữ gần như nguyên vẹn giá trị, nhưng thời trước, sáp ong cũng là một sản phẩm có giá trị lớn của nghề ăn ong.

Ăn ong tại khu vực rừng tràm U Minh Hạ, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời. Ảnh: QUỐC RIN

Theo Nhà văn, Nhà biên khảo Sơn Nam, sáp ong được coi là mặt hàng có giá trị trong nhiều lĩnh vực, như làm nến thắp, làm các chất dẫn trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và y học. Sáp ong quý đến nỗi khi muốn nói ai đó đưa hối lộ, đút lót thì kêu là “đút sáp”. Bởi vậy, không có gì bàn cãi khi nói về tầm quan trọng của nghề ăn ong đối với người dân xứ rừng tràm. Chỉ có điều, các đầu sách chỉ nêu ra một cột mốc rất chung chung, có ý nghĩa về định tính hơn là chính xác, nghề ăn ong ra đời gần như song hành với thời khẩn hoang, mở đất. Đó là sáng tạo tài tình của người dân khi ứng xử với một vùng đất đầy sản vật nhưng cũng còn quá hoang sơ, nguy hiểm chực chờ.

Nhà văn Đoàn Giỏi trong tác phẩm "Đất rừng phương Nam" có miêu tả chi tiết về cách gác kèo ong: “Lưng mang cái gùi tre đan đã trát chai, tay cầm chà gạc… Chọn được vùng rừng tốt, biết mùa xuân tràm sẽ kết hoa nhiều, mới định chỗ đặt kèo. Phải xem hướng gió, tính trước đường bay của ong mật. Đó là những chỗ “ấm”, cây day, không bị ngọn gió thốc thẳng vào và ít khi có những dấu chân người…”. Kèo là một nhánh tràm, gác chênh chếch xong thì phải “rửa”, tức là phát quang. Ong không ưa chỗ bóng rợp, vì mật thường chua và dễ bị ẩm tổ. Kèo phải cũ, tiệp màu với cây rừng, ong mới về đóng. Kèo mới, còn mùi dao búa, kim khí thì ong chúa rất kỵ.

Để rồi, bằng tất cả sự tự hào, Nhà văn Đoàn Giỏi khẳng định chắc chắn: “Trong kho tàng kinh nghiệm của những nhà nuôi ong trên thế giới ghi chép trong các sách vở mà tôi được nghe thầy giáo tôi kể, không thấy có nơi nào nói đến việc lấy mật bằng cách gác kèo như má nuôi tôi đã kể cho tôi nghe”. Cái nghề ăn ong, coi dễ nhưng không phải ai cũng làm được. Phải nắm giữ được những bí quyết nghề nghiệp, giữ được đạo đức của người ăn ong mới mong bền vững. Đó là không ăn ong trên kèo người khác, khi cắt mứt ong, phải chừa lại chừng 1/3 tổ để ong xây lại. Hàng năm, phải có lễ với thổ công, thần rừng để cam kết là không huỷ hoại, tận diệt tài sản của rừng già…

Vừa rồi, tại Cà Mau, tình cờ có nghe việc nơi nọ tổ chức lễ cúng tổ nghề ăn ong, chúng tôi vô cùng thắc mắc. Làm gì có tổ nghề ăn ong, chỉ có các bậc tiền nhân, thổ công, hà bá, thần rừng… là những điều mà xưa nay người thợ ăn ong bày tỏ lòng thành kính để tưởng nhớ và khấn vái. Tìm khắp tài liệu và cả qua kinh nghiệm dân gian cũng chưa thấy nhắc đến chuyện tổ nghề ăn ong. Thế nên, cúng bái cũng phải đúng, không theo kiểu tràn lan. Và sau khi tìm hiểu rất nhiều kênh thông tin, rốt cuộc, chúng tôi cũng phải xin nợ lại một câu trả lời, nghề ăn ong có từ bao giờ. Chỉ có một điều chắc chắn rằng, nghề ăn ong đã gắn bó với dân xứ rừng tràm từ xa xưa, thuở khẩn hoang, mở đất.

Sản vật quý của rừng tràm

Về xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, chúng tôi ghé thăm anh Phạm Duy Khanh, chủ homestay Mười Ngọt để tìm hiểu thêm về nghề ăn ong. Gia đình anh Khanh có diện tích rừng tràm khoảng 60 ha, trong đó có khoảng 10 ha là tràm nguyên sinh. Có mối liên hệ thân tình, nên anh Khanh nhiều lần thủ thỉ tâm tình: “Hồi mới về, cha con tui cực khổ lắm. Cái quần không bao giờ kịp ráo nước. Nhưng mình mê rừng, rồi từ từ, rừng cũng đền đáp cho mình thôi”. Chỉ riêng việc khai thác mật ong từ gác kèo và mật ong ruồi tự nhiên, mỗi năm anh Khanh thu về không dưới 1.000 lít.

Với giá bình quân, ong mật 400.000 đồng/lít, ong ruồi 800.000 đồng/lít, thu nhập không hề ít, nếu không nói là đáng ước mơ. Thế nhưng, với anh Khanh, tiền chưa phải là ưu tiên lớn nhất: “Mình làm nghề, quan trọng nhất là giữ được uy tín, chất lượng mật ong. Bây giờ, người ta giả mạo, nhái thương hiệu mật ong U Minh Hạ, thậm chí pha tạp vào mật ong, khiến người mua ngày càng nghi ngại”. Ăn từ rừng thì phải giữ gìn và biết ơn rừng. Anh Khanh tiết lộ: “Nghề ăn ong hay nghề nào cũng vậy thôi, mình phải biết dưỡng sức cho ong, biết trồng thêm rừng để nhiều hoa cho ong hút mật. Ăn ong phải tuyệt đối chú ý đến việc lửa đóm để tránh cháy rừng”.

Coi vậy mà nghề ăn ong lắm công phu, vất vả. Mật ong chất lượng nhất vào mùa khô, đặc biệt là mùa xuân, khi hoa tràm nở rộ. Anh Khanh dẫn chúng tôi đi trải nghiệm việc ăn ong trong những cái kèo tuốt trong lõi rừng tràm. Tỉ mẩn, nhẫn nại và hoàn toàn tự tin, đúng là phong thái của những người làm chủ rừng tràm. Theo anh Khanh, tốt nhất là không dùng dao cắt sáp ong, bởi có mùi kim loại. Trước người ăn ong vẫn dùng cật tre vót mỏng làm dao cắt. Ăn ong kiêng kỵ nhiều thứ, như chuyện quan hệ vợ chồng, tang chế… Người xưa cho rằng, nếu phạm điều kỵ, ong thường hung dữ và bung ra đánh người. Lấy ong phải chọn buổi trong ngày, khi nào trời dịu thì ong cũng bớt hung dữ, tập trung về tổ tiết mật nhiều. Không ăn ong khi trời vừa đổ mưa xong vì dễ bị ong tấn công…

Ngày trước, ngoài mật ong, sáp ong được đem về chế biến và đựng trong khạp da bò. Mật ong bảo quản đơn giản, nhưng cũng có một số điều lưu ý. Đó là không đựng mật trong chai thuỷ tinh, dễ bể chai. Nếu giữ trong ngăn mát tủ lạnh nên tranh thủ sử dụng. Theo nhiều nghiên cứu, mật ong nguyên chất có hạn sử dụng mãi mãi, nhưng phần lớn mật ong có lẫn tạp chất, tạp chất càng nhiều thì hạn sử dụng càng ngắn lại. Với trẻ em dưới 1 tuổi, tuyệt đối không sử dụng mật ong. Mật ong có giá trị dược liệu và bồi bổ tuyệt vời, cực kỳ hữu ích cho sức khoẻ.

Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cà Mau Dương Minh Vĩnh cho biết: “Nghề ăn ong là cả sự kết tinh nghệ thuật ứng xử của người xưa với thiên nhiên trù phú nhưng khắc nghiệt của rừng tràm. Nghề ăn ong vừa được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia của tỉnh Cà Mau, đó là sự thừa nhận vô cùng xứng đáng và rất tự hào”. Việc gìn giữ và truyền nghề trong cộng đồng cũng đã được khởi động, triển khai một cách bài bản hơn. Theo quan điểm của chúng tôi, người ăn ong không chỉ là thợ, mà đúng hơn là những nghệ nhân dân gian về một nghề rất đặc trưng của vùng rừng tràm U Minh. Họ đã nâng tầm nghề mưu sinh thành nghệ thuật bao hàm cả giá trị văn hoá và triết lý nhân sinh.

Thương hiệu mật ong rừng tràm U Minh Hạ cũng đã được công nhận là thương hiệu tập thể. Mật ong U Minh Hạ đã mang hương tràm quê hương vươn xa đến mọi nơi. Cái nghề từ thời khẩn hoang, mở cõi, vẫn trường tồn như cây tràm bén vào lòng đất mẹ, dâng mật ngọt, hương sắc cho đời.

5 đặc sản xứ Nghệ nhất định phải thử một lần trong đời 5 đặc sản xứ Nghệ nhất định phải thử một lần trong đời

Không chỉ hấp dẫn khách du lịch với những điểm đến hấp dẫn, xứ nghệ còn "níu chân" họ bởi những món ăn mang mùi ...

Nuôi ong dưới tán rừng sú vẹt Nuôi ong dưới tán rừng sú vẹt

Rừng sú vẹt hàng chục năm tuổi đã trở thành môi trường phát triển lý tưởng của các loài thủy sinh và nhất là bầy ...

Hiệu quả mô hình "Nuôi ong để phát triển sinh kế bền vững" tại Thừa Thiên - Huế

Mô hình "Nuôi ong để phát triển sinh kế bền vững" đã giúp người dân vùng nông thôn, gò đồi tỉnh Thừa Thiên - Huế ...

Phạm Hải Nguyên
Nguồn: baocamau.com.vn

Tin bài liên quan

Nghề gác kèo ong tại rừng U Minh Hạ, Cà Mau

Nghề gác kèo ong tại rừng U Minh Hạ, Cà Mau

Nghề gác kèo ong là một trong những nghề rất đặc biệt, được truyền từ đời này sang đời khác và là một trong những nét văn hóa đặc sắc của cư dân vùng rừng tràm U Minh Hạ.
Dưới tán rừng U Minh

Dưới tán rừng U Minh

Đến với xã Khánh Thuận, huyện U Minh những ngày đầu năm mới, được hoà mình vào thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành từ rừng tràm, được trải nghiệm vườn cây ăn trái dưới tán rừng để chia sẻ niềm vui lao động với những người nông dân quý đất như vàng ở nơi đây.
Gặp những người "cả gan" săn ong vò vẽ trong rừng U Minh Hạ

Gặp những người "cả gan" săn ong vò vẽ trong rừng U Minh Hạ

Ong vò vẽ là loài ong cực kỳ nguy hiểm, có thể làm chết người. Ngay những cư dân sống ở rừng U Minh Hạ cũng không dám “chọc giận” đến tổ, không chỉ vì nọc độc cực mạnh của mỗi cú chích mà còn vì tính hung hãn của chúng.

Các tin bài khác

4 tỉnh biên giới Việt Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) trao đổi hợp tác giáo dục

4 tỉnh biên giới Việt Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) trao đổi hợp tác giáo dục

Ngày 26/11, tại thành phố Hà Giang đã diễn ra Hội nghị trao đổi công tác giáo dục giữa bốn tỉnh biên giới Việt Nam gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc).
Thông thạo tiếng nước bạn, cùng bảo vệ biên giới hòa bình

Thông thạo tiếng nước bạn, cùng bảo vệ biên giới hòa bình

Học và sử dụng thành thạo tiếng nước láng giềng không chỉ là yêu cầu công việc, mà còn là cầu nối vun đắp tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước bạn. Hội thi tiếng nước láng giềng trong Bộ đội Biên phòng năm 2024 một lần nữa khẳng định vai trò của ngoại ngữ trong việc bảo vệ biên giới hòa bình, góp phần xây dựng quan hệ đoàn kết, hợp tác chặt chẽ.
Vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc cuộc thi ảnh "Tự hào một dải biên cương”

Vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc cuộc thi ảnh "Tự hào một dải biên cương”

Tối 25/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
Nghệ An: Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị

Nghệ An: Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị

Để phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi ở Nghệ An, những năm qua, với sự vào cuộc quyết liệt và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị cũng như đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền. Nhờ đó, phần lớn đồng bào các DTTS&MN đã có chuyển biến về nhận thức, có ý chí tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo, góp phần xây dựng biên giới giữa Nghệ An và 3 tỉnh của nước bạn Lào hòa bình, hữu nghị.

Đọc nhiều

Thông tin đối ngoại: nâng tầm sức mạnh mềm Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Thông tin đối ngoại: nâng tầm sức mạnh mềm Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Tối 3/12, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan liên quan đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. 109 tác phẩm xuất sắc đã được vinh danh tại Lễ trao giải.
Vốn viện trợ của Việt Nam đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Lào

Vốn viện trợ của Việt Nam đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Lào

Giai đoạn 2021-2025, nhiều dự án Việt Nam hỗ trợ đã đi vào hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng nghìn lao động, bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước Lào...
Nhạc Việt ở Quảng Châu

Nhạc Việt ở Quảng Châu

Những năm gần đây, âm nhạc thịnh hành Việt Nam gây bão mạng xã hội Trung Quốc, các bài hát Trung Quốc cũng được giới trẻ Việt Nam yêu thích. Niềm đam mê chung về âm nhạc đã khiến nhân dân hai nước Trung Quốc và Việt Nam xích lại gần nhau hơn.
Trung Quốc, Việt Nam là hình mẫu về giảm nghèo trên thế giới

Trung Quốc, Việt Nam là hình mẫu về giảm nghèo trên thế giới

Trao đổi với Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG), PGS.TS.Võ Đại Lược, chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho biết: Trung Quốc và Việt Nam là những hình mẫu về xoá nghèo trên thế giới.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân góp sức bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân góp sức bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc

Sáng 4/12, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị Quân chính năm 2024. Kết quả triển khai các nhiệm vụ công tác trong năm 2024 đã góp phần tích cực, thiết thực vào việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Tỏa sáng tinh thần người lính biển

Tỏa sáng tinh thần người lính biển

Trong hai ngày 2-3/12 tại Khánh Hòa, Quân chủng Hải quân tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng năm 2024 khu vực II - Khánh Hòa với chủ đề “Hải quân Nhân dân Việt Nam viết tiếp bản hùng ca”.
Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Những chuyến xe tấp nập xuyên biên giới, những đêm trắng bốc dỡ hàng liên tục, những mặt hàng phong phú, số lượng lớn liên tục được xuất, nhập... Đó là hơi thở của cuộc sống vùng biên giữa Việt Nam và Campuchia. Sinh khí này vừa thể hiện quan hệ kinh tế, vừa gắn kết tình hữu nghị giữa hai quốc gia.
infographics canh giac lua dao tai cai ung dung vneid gia mao
infographics mot so benh giao mua thuong gap va cach phong tranh
video save the children cung hoc sinh lao cai rung chuong vang xay dung truong hoc an toan hanh phuc
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
Xin chờ trong giây lát...
CMG ra mắt phim ngắn quảng bá chương trình Gala mừng Xuân 2025
Nhạc Việt ở Quảng Châu
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Video nhap 20241113162450
Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Tuần lễ Hợp tác Truyền thông "Đối tác ASEAN" 2024
Cận cảnh phân xưởng thông minh của Tập đoàn Máy xây dựng XCMG Trung Quốc
Hội đàm cấp cao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Trung tâm Những người lao động Brazil
Thời tiết hôm nay (5/12): Bắc Bộ tạnh ráo, trời nắng hanh

Thời tiết hôm nay (5/12): Bắc Bộ tạnh ráo, trời nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/12 Bắc Bộ tạnh ráo, ấm áp hơn so với ngày 4/12. Hà Nội nắng hanh, nhiệt độ lên đến 28 độ.
Thời tiết hôm nay (2/12): Miền Bắc đêm và sáng trời rét

Thời tiết hôm nay (2/12): Miền Bắc đêm và sáng trời rét

Thông tin từ trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết hôm nay 2/12, thời tiết Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm sương mù, ngày nắng. Đêm và sáng trời rét.
Thời tiết hôm nay (1/12): Bắc Bộ trời rét, hanh khô

Thời tiết hôm nay (1/12): Bắc Bộ trời rét, hanh khô

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 1/12, Bắc Bộ tiếp tục hanh khô, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn. Khu vực Nam Bộ có mưa rào và giông.
Thời tiết hôm nay (30/11): Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi dưới 11 độ C

Thời tiết hôm nay (30/11): Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi dưới 11 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 30/11 Bắc Bộ trời rét, nền nhiệt vùng núi giảm xuống 11-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 11 độ C.
Thời tiết hôm nay (28/11): Hà Nội hanh khô, trời rét

Thời tiết hôm nay (28/11): Hà Nội hanh khô, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 28/11, nhiệt độ thấp nhất ở khu vực đồng bằng có thể xuống 15 độ C. Thời tiết Hà Nội hanh khô, không khí ở mức ô nhiễm.
Thời tiết hôm nay (27/11): Miền Bắc có nơi dưới 10 độ C

Thời tiết hôm nay (27/11): Miền Bắc có nơi dưới 10 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 11-13 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động