BÀi 3thế hệ hữu nghị thứ hai |
Andrew Wells-Dang, chuyên gia cao cấp tại Viện Hoà bình Mỹ cho rằng: Các cựu binh Mỹ là sứ giả hoà bình Việt - Mỹ nay đã cao tuổi và ít dần. Thế hệ tiếp theo đảm nhận sứ mệnh của tình hữu nghị hai nước chính là các bạn trẻ Việt - Mỹ.
|
100 em học sinh tiểu học và trung học cơ sở từ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh Quảng Trị đã nhận xe đạp từ Dự án RENEW, được tài trợ của Tổ chức Cựu chiến binh vì hoà bình Chương 160 và các nhà hảo tâm, tháng 1/2022 (Ảnh: VOV). |
Chính trường đồng cảm với lòng dân Trong những năm qua các nhà lãnh đạo của Mỹ và Việt Nam đã tham gia vào các cuộc đối thoại, hội nghị thượng đỉnh và các thỏa thuận kinh tế hữu ích vì lợi ích chung của hai nước. Trong những cuộc gặp gỡ này, mỗi quốc gia đều hồi tưởng về tình bạn đã nảy nở từ đống tro tàn của một quá khứ đau thương. Máu, thân thể và nước mắt của các thế hệ trước đã rơi xuống để lại bồi đắp và xây dựng lên hy vọng, niềm tin và tình hữu nghị cho đến ngày hôm nay và còn tiếp tục phát triển sâu sắc hơn nữa trong tương lai.
Chẳng hạn, tháng 11/2000 Tổng thống Bill Clinton đến Hà Nội, là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm thủ đô Việt Nam. Ông đã có bài phát biểu trên truyền hình tại Đại học Quốc gia Việt Nam, nêu rõ: “Những đau khổ mà chúng ta cùng chịu đã tạo cho hai nước chúng ta một mối quan hệ không giống bất kỳ nơi nào khác” - một tình cảm được hàng nghìn cựu chiến binh chứng thực.Năm 2015, trùng với dịp kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt - Mỹ sau chiến tranh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu tại Nhà Trắng: “Trong lịch sử quan hệ giữa hai nước chúng ta có những chương buồn, nhưng với tinh thần gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai, hai nước chúng ta đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác toàn diện như ngày nay”. Theo Andrew Wells-Dang, chuyên gia cao cấp tại Viện Hòa bình Mỹ (USIP), mối quan hệ Việt - Mỹ sau chiến tranh là “một câu chuyện đầy cảm hứng”. Andrew ghi nhận những cá nhân như Chuck, Mark, Matthew và các tổ chức ở cả hai quốc gia đã chấp nhận khó khăn để bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Andrew nói: “Không có gì đảm bảo rằng hai quốc gia từng là kẻ thù của nhau sẽ là bạn trong tương lai. Không có nhiều ví dụ tích cực như vậy trên thế giới”.
Thông qua công việc ở USIP, Andrew đã tham gia vào một số cuộc đối thoại thành công giữa người Việt Nam và người Mỹ, vừa qua kênh chính phủ và phi chính phủ. Trong các cuộc họp này, các đồng nghiệp quốc tế thảo luận về những cách hiệu quả để giải quyết các hậu quả lâu dài của chiến tranh như chất độc da cam, rà phá bom mìn, tìm kiếm người mất tích. Gần đây đã có những cuộc nói chuyện về trao đổi cựu chiến binh, đưa hai nước xích lại gần nhau hơn. Andrew nói: “Trong những cuộc họp này mọi người không thể ngừng trao đổi. Mọi người háo hức muốn chia sẻ và lắng nghe những câu chuyện, từ đó hiểu được những gì đã xảy ra qua nhiều thập kỷ và mang lại ý nghĩa cho một cuộc chiến tưởng chừng như vô nghĩa đối với nhiều người vào thời điểm đó”. |
Trông đợi vào những bạn trẻ Không chỉ quan tâm đến quá khứ, các nhà hoạt động vì hòa bình Việt Nam và Mỹ còn thảo luận về tương lai tích cực của quan hệ này. Andrew đưa ra nhận định: “Chúng ta đang ở thời điểm chuyển tiếp. Thế hệ cựu chiến binh từng đóng góp cho nhiều nhà lãnh đạo của Mỹ và Việt Nam, đã nghỉ hưu và đang chuyển tiếp. Không còn cựu chiến binh trong Quốc hội Mỹ. Thượng nghị sĩ Patrick Leahy từ Vermont, người ủng hộ mạnh mẽ nhất công việc khắc phục di sản chiến tranh sẽ nghỉ hưu vào cuối năm nay”. Việt Nam cũng đang trải qua những thay đổi tương tự. Thế hệ trẻ đang dần thay thế giới lãnh đạo lớn tuổi của Việt Nam, quen thuộc hơn với một nước Mỹ thân thiện thời hậu chiến, giúp những người trẻ Việt Nam hiểu hơn về văn hóa và các giá trị của Mỹ. Tuy nhiên, Andrew tự hỏi làm thế nào các thế hệ người Mỹ và Việt Nam trong tương lai sẽ tiếp tục tương tác, khi chiến tranh trở thành một ký ức xa vời. Andrew nói: “Tôi thường tự hỏi, liệu chúng ta có thể duy trì sự hỗ trợ xử lý di sản chiến tranh không. Tôi vừa đi thăm khu tẩy rửa chất độc da cam ở căn cứ không quân Biên Hòa. Có rất nhiều công việc đang được làm nhưng sẽ mất từ 5 đến 10 năm nữa để hoàn thành. Hoa Kỳ cần tiếp tục cam kết tài trợ”. Trong khi cái bóng chiến tranh tiếp tục ám ảnh các chiến trường và rừng rậm Đông Nam Á, thế giới luôn có thể tìm thấy những bài học về sự tha thứ và hòa bình ở Việt Nam. Chuck, người đã học được rất nhiều từ lối sống của người Việt Nam trong suốt sự nghiệp của mình, đã có một tình cảm sâu sắc với người Việt Nam: “Nếu các cựu chiến binh có thể làm, tại sao mọi người lại không thể?”. |
Matthew Keenan gặp gỡ cựu chiến binh Việt Nam và giúp đỡ các bạn trẻ tại Đà Nẵng, tháng 3/2018 (Ảnh: Nhân vật cung cấp). |
Khi các cựu chiến binh già đi, Chuck mong muốn các thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống tự nhìn lại, hòa giải và đoàn kết quốc tế sau chiến tranh. “Tôi tin tưởng rằng quan hệ Mỹ-Việt sẽ tiếp tục được cải thiện khi chúng ta nhận ra rằng lịch sử chiến tranh giờ đây đã được chuyển thành sự tôn trọng lẫn nhau ngày càng tăng và quyết tâm đặt hòa bình lên trên hết” - Chuck nói - “Chúng ta cần làm việc cùng nhau, nói chuyện với nhau như anh em, lắng nghe và học hỏi lẫn nhau. Còn nhiều lợi ích chung mà chúng ta có thể trải nghiệm cùng nhau”. |
Tôi đã lên kế hoạch tiếp tục đến Đà Nẵng. Không chỉ để đi du lịch như những lần trước, chuyến đi Đà Nẵng lần này là để thăm những địa điểm trong câu chuyện của các cựu chiến binh mà tôi mong muốn được đến. Tôi cũng kể câu chuyện này với những người bạn Việt Nam trẻ tuổi của tôi khi chúng tôi ngồi nhâm nhi cà phê tại Hà Nội hay đơn giản chỉ là ngồi cùng nhau tán gẫu dịp cuối tuần. Họ đều muốn cùng tôi viết tiếp câu chuyện và mong muốn chung tay giúp các thế hệ người Mỹ và Việt Nam vẫn đang phải chịu đựng những di chứng của cuộc chiến mà họ chưa từng có mặt ở đó. |
Nội dung: Glen MacDonald |
Đồ họa: Hồng Anh
Chuyển ngữ: Hồng Anh, Huyền Nhung
Đại sứ Mỹ: Cựu binh và giới trẻ đóng góp quan trọng trong phát triển quan hệ Việt - Mỹ
Trả lời phỏng vấn của phóng viên Thời Đại về quan hệ nhân dân hai nước, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper cho rằng: Cựu chiến binh và thế hệ trẻ là những lực lượng quan trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị hai bên trong quá khứ, hiện nay và tương lai.
|
Bài 2: Từ chiến binh trở thành "sứ giả hoà bình"
Những cựu binh Mỹ trở lại Việt Nam, họ vừa là “bác sĩ” của những nỗi đau chiến tranh, vừa là cánh chim chuyên chở khát vọng hoà bình…
|
Bài 1: Có một Việt Nam độ lượng, thân tình
Trở lại Việt Nam thời hậu chiến, những cựu binh Mỹ đã không phải e ngại, mặc cảm mà họ còn vui mừng với một Việt Nam rất độ lượng, thân tình đang chìa tay đón họ.
|
Returning to postwar Vietnam, American veterans did not have to be ashamed and guilty, they came to a very warm-hearted, loving Vietnam that greeted them with welcoming arms.
|