Ấn Độ đồng hành với đào tạo nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam
Hoàng Mạnh 25/06/2022 23:38 | Hơi thở cuộc sống


Ngày 25/6, tại Hà Nội, Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech đã tổ chức lễ ra mắt chương trình đào tạo lập trình game đầu tiên tại Việt Nam. Chương trình có sự tham gia của bà Mini Devi Kumam, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Ấn Độ, cùng nhiều chuyên gia công nghệ thông tin hàng đầu của Ấn Độ và Việt Nam.
Kết nối hữu nghị từ hành động cụ thể
Phát biểu tại chương trình, bà Mini Devi Kumam bày tỏ sự vui mừng vì sự kiện được tổ chức vào thời điểm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ.
“Như chúng ta đã biết, ngay từ giai đoạn nhân dân Việt Nam còn đấu tranh để thống nhất đất nước, nhiều thế hệ lãnh đạo của 2 quốc gia đã có mối quan hệ mật thiết. Ấn Độ đã có những sự tương trợ Việt Nam trong những thời kỳ khó khăn”, bà Mini Devi Kumam nói.
![]() |
Bà Mini Devi Kumam, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam. |
Cho tới giai đoạn hiện nay, sự tương trợ lẫn nhau đó vẫn được duy trì bền vững. Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Ấn Độ dẫn chứng, đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên toàn cầu, Ấn Độ và Việt Nam đã luôn có những sự hỗ trợ về đồ dùng thiết yếu, trang thiết bị y tế như máy thở, bình ôxy và nhiều hỗ trợ khác.
Liên quan tới lĩnh vực công nghệ thông tin, Việt Nam đang nỗ lực triển khai quá trình chuyển đổi số từ giờ đến năm 2040. Điều này cũng diễn ra tương tự ở Ấn Độ.
Bà Mini Devi Kumam cho biết: “Vào tháng 12/2020, thủ tướng chính phủ của 2 nước đã gặp nhau qua một cuộc họp trực tuyến và ký kết hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Thoả thuận này dựa trên những điểm tương đồng về chiến lược và mục tiêu ở Ấn Độ và Việt Nam”.
![]() |
Từ trái qua phải: Ông Kallol Mukherjee (Phó Chủ tịch Tập đoàn Aptech Ấn Độ), bà Mini Devi Kumam (Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam) và ông Chu Tuấn Anh (Giám đốc Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech) làm lễ ra mắt chương trình chương trình đào tạo Lập trình viên Game Quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. |
Theo đó, một trong trong những chiến lược quan trọng được kỳ vọng là xây dựng đội ngũ nhân lực có kỹ năng phù hợp, thích ứng được cho công cuộc chuyển đổi số. Cũng trong quá trình đó, Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu dài hạn trong 10 năm tới là đào tạo đội ngũ chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới.
Cùng đồng hành với những định hướng trên, hơn 20 năm qua tại Việt Nam, Tập đoàn Aptech (Ấn Độ) luôn bền bỉ trong quá trình xây dựng hệ thống đào tạo lập trình có trình độ quốc tế, qua đó nhằm hướng tới đội ngũ nhân lực trẻ có kỹ năng trong ngành công nghệ thông tin.
Đánh giá cao ý nghĩa của việc tiếp nối tình hữu nghị từ những chương trình đào tạo cụ thể, bà Mini Devi Kumam chia sẻ thông điệp: “Đại sứ quán Ấn Độ sẽ luôn đồng hành cùng Aptech tại Việt Nam trong những công cuộc quan trọng và được đặt trọng tâm của Chính phủ như là xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Giúp nâng tầm nhân lực quốc tế
Cũng tại chương trình, ông Kallol Mukherjee, Phó Chủ tịch Tập đoàn Aptech Ấn Độ, chia sẻ thông tin: “Trên thế giới, nhu cầu tuyển dụng lập trình viên game đang vượt xa nhu cầu người thiết kế game”.
Trong khi đó, thị trường đang có rất ít môi trường đào tạo chuyên sâu bài bản, nhanh chóng về lập trình game. Các chương trình hiện tại chỉ dừng lại ở các khóa ngắn hạn, hoặc của những đơn vị cung cấp nhỏ lẻ.
![]() |
Ông Kallol Mukherjee, Phó Chủ tịch Tập đoàn Aptech Ấn Độ. |
Trên cơ sở những tiềm năng về nguồn nhân lực trẻ dồi dào, năng động và ham học hỏi, thị trường đào tạo Việt Nam đã được Aptech Ấn Độ lựa chọn là thị trường quốc tế đầu tiên triển khai chương trình đào tạo lập trình viên game.
Bày tỏ kỳ vọng, ông Kallol Mukherjee nhận định: “Chương trình đào tạo mới của Aptech dài 18 tháng sẽ đảm bảo cho các bạn trẻ đam mê công nghệ bắt kịp được sự bùng nổ của thị trường game trong 20-25 năm tới”.
Đồng quan điểm trên, bà Lê Hữu Trâm Anh - đại diện Tập đoàn Aptech toàn cầu tại Việt Nam - nhận định, Việt Nam đang nằm trong Top 10 game studio tại Thái Bình Dương với doanh thu tới hàng tỉ USD. Tuy nhiên, doanh thu đó chủ yếu đến từ quảng cáo trên game và tiền nạp game, số tiền đó lại vào ngân sách của các nhà sản xuất và nhà phân phối game ở nước ngoài.
![]() |
Chương trình thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. |
“Chúng ta cần có nhiều người lập trình game hơn, đặc biệt là game nội địa hơn. Điều này cũng phần nào góp phần tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, chúng ta cũng nên đưa những yếu tố văn hóa, lịch sử của Việt Nam vào game để quảng bá với quốc tế, củng cố nền văn minh quốc gia”, bà Lê Hữu Trâm Anh cho biết.
Đáng chú ý
Nỗ lực làm giàu từ kinh tế biển

Bài viết mới
Đà Nẵng: Hỗ trợ phẫu thuật tim, điều trị ung thư cho đối tượng yếu thế

Hỗ trợ các cơ sở mầm non tư thục vượt khó do ảnh hưởng dịch COVID-19

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |