6 bí quyết giúp giữ hiệu suất dưới áp lực công việc
Ứng dụng công nghệ thông tin giúp ngành Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang nâng cao hiệu quả Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã giúp ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Tiền Giang nâng cao hiệu quả quản lý và đổi mới chất lượng dạy và học. Có thể nói, nhờ có CNTT mà diện mạo ngành GD-ĐT đã thay đổi từng ngày, từng giờ. Trong bối cảnh đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, vai trò của CNTT được toàn ngành xác định là vô cùng quan trọng cho công cuộc đổi mới lần này. |
Quyền việc làm dưới tác động của Công nghiệp 4.0: Đổi mới tư duy vượt qua thách thức Hiện nay ở Việt Nam, quyền có việc làm đang chịu nhiều tác động của công nghiệp 4.0. Theo dự báo của tổ chức Lao động quốc tế (ILO), 86% lao động ngành dệt may và da giày ở Việt Nam sẽ bị mất việc trong vòng 15 năm tới. Những ngành khác có rủi ro cao như: nông, lâm và thủy sản, công nghiệp chế biến, chế tạo… cũng rơi vào tình trạng tương tự. Làm thế nào để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bảo đảm quyền có việc làm cho người lao động là một bài toán đang đặt ra nhiều thách thức. |
Sự khác nhau giữa người bình thường và người thành công nằm ở chính khả năng đối mặt với khó khăn và cách giảm thiểu tác động tiêu cực của áp lực lên công việc và cuộc sống của họ. Tham khảo các tin đăng tuyển như việc làm Đà Nẵng 2021 hay nhiều nơi khác, bạn có thể thấy có rất nhiều vị trí đòi hỏi ứng viên phải chịu được áp lực công việc. Vậy, làm thế nào để đánh bại áp lực và đạt được thành công? Hãy cùng tham khảo nhé.
Làm việc chậm lại
Áp lực về khối lượng công việc lớn, thời gian eo hẹp khiến chúng ta có khuynh hướng trở nên vội vàng và gấp gáp trong cả hành động và suy nghĩ. Điều này khiến bạn không thể tập trung chú ý vào từng chi tiết nhỏ trong quá trình thực hiện. Thật sự rất nguy hiểm nếu như bạn cứ hành động theo kiểu “tay chân nhanh hơn não” này.
Giải pháp đầu tiên là bạn hãy tạm dừng mọi việc đang làm, từ từ hít thở và dành một chút thời gian sắp xếp công việc theo kế hoạch và trình tự. Sau đó, phân bổ thời gian cho từng nhiệm vụ và bắt tay vào thực hiện. Việc nghĩ chậm lại giúp bạn bình tĩnh, tỉnh táo và đưa ra những giải pháp sáng tạo, phù hợp để triển khai công việc. Điều này không chỉ giúp bạn giảm bớt áp lực khi nghĩ quá nhiều về “núi” công việc kia mà còn có thể tập trung tăng hiệu suất làm việc, từ đó kết quả cũng sẽ tốt hơn.
Dành thời gian thư giãn
Thư giãn bằng việc tập trung vào các hoạt động yêu thích khác như nghe nhạc, vẽ tranh, đọc một truyện ngắn, uống trà… là cách bạn có thể làm cho mình tạm quên đi những lo âu. Đây là cách rất dễ thực hiện để làm mới tinh thần, tâm trí và loại bỏ những suy nghĩ bộn bề trong não bộ.
Nếu bạn đang trong trạng thái mệt mỏi vì áp lực công việc, hãy dành một chút thời gian để nghe những bản nhạc yêu thích, hoặc tham gia một workshop vẽ tranh cuối tuần dành cho những người không chuyên hoặc bất cứ điều gì lành mạnh tạo thêm hứng thú cho bạn. Bằng cách này, trí óc bạn sẽ được thư giãn hoàn toàn và có thể sáng suốt hơn khi nghĩ đến những cách để giải quyết mớ công việc đang chờ kia.
Chia sẻ áp lực với một người bạn tin tưởng
Khoa học đã chứng minh, việc chia sẻ với người khác về những áp lực, lo lắng, căng thẳng thì bản thân người đó sẽ giảm được cảm giác lo âu cho chính mình. Chúng ta ai cũng có những áp lực riêng và nhu cầu chia sẻ là nhu cầu chính đáng. Hơn nữa, việc này còn giúp bạn nhận được sự giúp đỡ hoặc lời khuyên hữu ích từ mọi người nếu họ đã từng gặp những tình huống giống như bạn.
Đừng nên chịu đựng mọi thứ một mình, hãy chủ động chia sẻ với người khác để bạn có thể nhận được sự giúp đỡ cũng như không cảm thấy áp lực vì công việc và cả sự đơn độc.
Trao đổi với đồng nghiệp hoặc cấp trên
Rất nhiều người vì muốn chứng tỏ năng lực bản thân mà thường xuyên ôm đồm nhiều việc từ cấp trên giao, hoặc làm hộ luôn đồng nghiệp. Sau cùng, vì không đủ thời gian và sức lực, không những công việc không hoàn thành tốt mà sức khỏe bạn cũng bị ảnh hưởng.
Khi cảm nhận được sự quá tải, bạn cần dừng lại và cân nhắc về vấn đề trao đổi với sếp để có thể gia hạn thời gian, hoặc đề nghị trợ giúp từ đồng nghiệp. Đừng im lặng ôm việc rồi sau đó tự than trách không ai giúp đỡ cho mình.
Hiệu quả công việc cần ưu tiên trên hết. Vậy nên, nếu bạn không thể làm tốt mọi thứ trong khoảng thời gian ngắn, hoặc cảm thấy không đủ sức khỏe thì hãy chia sẻ với mọi người trong công ty. Sức mạnh tập thể sẽ giúp công việc sớm được hoàn thành tốt nhất, đồng thời giúp bạn gắn kết với các thành viên khác hơn nữa.
Đưa ra những lựa chọn ưu tiên
Những người thành công là những người luôn biết lựa chọn những ưu tiên cho cuộc đời. Kể cả trong công việc, họ cũng sẽ lựa chọn những ưu tiên để công việc đạt hiệu quả cao nhất thay vì làm mình bối rối với danh sách hỗn độn. Chúng ta cũng vậy, thật khó để hoàn thành tốt mọi việc khi có quá nhiều thứ để làm mà không biết bắt đầu từ đâu.
Giải pháp là khi đã cảm nhận được áp lực công việc, bạn cần xem lại hoàn cảnh của chính mình, những vấn đề đang phải đối mặt và đưa ra những quyết định đúng đắn. Chẳng hạn, bạn lựa chọn ra 2-3 điều ưu tiên quan trọng, khẩn cấp cần làm trong vào buổi sáng hôm nay. Sau đó, nếu hoàn thành xong, bạn cũng cần tự hỏi bản thân là có cần thời gian thư giãn để sạc lại năng lượng không... Luôn thận trọng trong việc đưa ra lựa chọn, bạn sẽ thấy việc hoàn thành mọi thứ theo thứ tự ưu tiên hiệu quả hơn là làm đồng thời nhiều việc cùng lúc.
Lắng nghe cảm xúc của chính mình
Điều cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng, là bạn phải luôn lắng nghe chính mình, hiểu được cảm xúc và năng lực của bản thân. Nếu cần nghỉ ngơi, hãy nghỉ ngơi, nếu cần yên tĩnh, hãy tìm một nơi yên tĩnh, nếu cần tập trung, hãy tập trung cao độ.
Bằng cách này, bạn sẽ luôn kiểm soát được cảm xúc và hành động của mình, không để bản thân rơi vào những trạng thái lo âu bởi áp lực công việc, từ đó cuộc sống và sự nghiệp của bạn ắt sẽ cân bằng và hiệu quả.