8 dấu ấn đậm nét về an ninh quốc phòng của ông Trump trong 4 năm làm Tổng thống
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ từ chức, không quên ca ngợi thành tích của ông Trump suốt 4 năm qua |
Đồng minh của ông Trump lên kế hoạch lật ngược kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn tại quốc hội |
Donald Trump có lẽ là Tổng thống Mỹ gây tranh cãi nhất trong lịch sử hiện đại. Mặc dù các nhà sử học sẽ cần một thời gian dài để đánh giá về nhiệm kỳ Tổng thống với nhiều dấu ấn đặc biệt của ông, nhưng một số tác động từ những chính sách của Tổng thống Trump đã ít nhiều được thể hiện rõ ràng.
Theo nhà quan sát Loren Thompson nhận định trên Forbes, Tổng thống Trump đã làm được những điều trong 4 năm qua cho quân đội Mỹ nhiều hơn hầu hết những điều mà một số tổng thống trước đó hoàn thành được trong 8 năm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP |
Tránh những cuộc chiến tranh mới
Donald Trump là tổng thống đầu tiên trong nhiều thập kỷ không đưa quân Mỹ can thiệp vào các chiến dịch quân sự ở nước ngoài. Ông cũng bày tỏ sự bất đồng với những cuộc phiêu lưu quân sự của người tiền nhiệm khi Tổng thống Obama tăng cường quân đội ở Afghanistan năm 2009, can thiệp vào Libya năm 2011, đưa quân trở lại Iraq năm 2014 và tham gia vào cuộc nội chiến ở Syria năm 2014.
Thay vào đó, Tổng thống Trump thích sử dụng những công cụ khác, chẳng hạn như các lệnh trừng phạt kinh tế để đối phó với các mối đe dọa, thậm chí cả với những nước lân cận như Venezuela hay với những nước mà Wasington cho là mối nguy hiểm với khu vực như Iran.
Gia tăng đầu tư quân sự
Tổng thống Trump đã tăng ngân sách cho Lầu Năm Góc thêm 20% trong 4 năm qua song sự gia tăng này không phân bố đều giữa việc chuẩn bị khả năng chiến đấu, cấu trúc lực lượng và đầu tư. Việc nghiên cứu và phát triển là lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất. Điều này khiến cho tất cả các cơ quan quân đội đều tập trung phát triển các loại vũ khí mới, đồng thời chủ động theo đuổi nghiên cứu các loại công nghệ như tàu ngầm không người lái và vũ khí siêu thanh.
Nhắm đến Trung Quốc
Tổng thống Trump đã dẫn đầu nỗ lực xem xét lại chiến lược quốc phòng quốc gia, khi dịch chuyển trọng tâm quân sự từ việc chống khủng bố sang đối phó với những kẻ thù và trở ngại của nước Mỹ. Theo đó, Trung Quốc sẽ là mục tiêu chính cho việc chuẩn bị về quân sự của Mỹ trong tương lai gần cũng như nhu cầu cần phát triển các vũ khí mới.
An ninh tập thể
Các nhà lãnh đạo Mỹ đã yêu cầu các đồng minh chia sẻ ngân sách quốc phòng trong 2 thế hệ, nhưng chỉ đến thời Tổng thống Trump, nỗ lực này mới được đẩy đi xa hơn. Tổng thống Trump đã cảnh báo những quốc gia như Đức và Hàn Quốc, rằng nếu họ không đóng góp nhiều hơn cho các hoạt động phòng thủ chung, Mỹ sẽ ngừng bảo vệ họ.
Hồi sinh năng lực phòng thủ hạt nhân
Trong khi tất cả 3 trụ cột trong bộ ba hạt nhân Chiến tranh Lạnh là tên lửa trên biển, tên lửa trên đất liền và máy bay ném bom tầm xa đều đã rệu rã, chính quyền Tổng thống Trump đã cấp ngân sách đầy đủ cho một kế hoạch hiện đại hóa lực lượng hạt nhân kế thừa từ thời Tổng thống Obama. Ông cũng cấp ngân sách cho kế hoạch hiện đại hóa quan trọng đầu tiên của hệ thống chỉ huy và kiểm soát hạt nhân kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Tổ chức các chiến dịch đa phạm vi
Một đặc điểm cốt lõi trong chiến lược quốc phòng quốc gia của Tổng thống Trump là việc công nhận rằng các lực lượng quân sự của Mỹ sẽ cần tiến hành các chiến dịch trong tương lai ở cả 5 phạm vi chiến đấu như: trên không, trên đất liền, trên biển, trong không gian và trên mạng.
Xây dựng lực lượng Không gian
Chính quyền Tổng thống Trump đã tiến hành hàng loạt các chương trình mới nhằm thúc đẩy khả năng chiến đấu trong không gian của quân đội Mỹ với nhiều chương trình bí mật.
Mỹ cũng đã lập một lực lượng quân đội mới được gọi là Lực lượng Không gian. Mặc dù Lực lượng Không gian vẫn nằm trong Bộ Không quân Mỹ nhưng lực lượng này đã được đánh giá và khẳng định với một vị trí quan trọng hơn dưới thời Tổng thống Trump.
Hợp nhất chính sách kinh tế và quân sự
Một trong những sự phát triển khác thường nhất dưới thời Tổng thống Trump là việc hợp nhất các thương vụ mua bán vũ khí của Lầu Năm Góc với các mặt khác trong chính sách kinh tế quốc gia. Quy trình này vẫn chưa hoàn thành nhưng đã đạt được ở mức độ lớn hơn so với trước đây.
Chính quyền Mỹ tiếp tục đưa 4 doanh nghiệp Trung Quốc vào danh sách đen về quốc phòng |
Chính quyền Trump liệt kê thêm 4 công ty Trung Quốc vào danh sách đen của Lầu Năm Góc |