Trang chủ Việt kiều Tự hào Việt Nam
09:03 | 22/12/2024 GMT+7

65 năm kết nối kiều bào với đất nước: Nhìn lại hôm qua, hướng đến ngày mai

aa
Là Trưởng Ban Việt kiều Trung ương (VKTW) cuối cùng và là Chủ nhiệm đầu tiên của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), tôi ghi lại trong bài viết này những sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn chuyển tiếp từ Ban VKTW sang Ủy ban về NVNONN để từ đó cùng nhìn về tương lai.
Gần 850 tác giả quốc tế và kiều bào tham dự cuộc thi ảnh, video Happy Vietnam 2024
Tặng bằng khen, giấy khen cho doanh nhân người Việt tại Úc vì những đóng góp cho cộng đồng

Tháng 7/1992, tôi trúng cử đại biểu Quốc hội khóa IX, nhiệm kỳ 1992-1997. Tháng 10/1992, sau khi Chính phủ mới được thành lập, tôi nhận được Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, thôi giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước để đảm nhiệm công tác Trưởng Ban VKTW trực thuộc Chính phủ.

Đất nước lúc đó đang bị bao vây cấm vận. Sự thay đổi thể chế chính trị ở Liên Xô và các nước Đông Âu đảo lộn trao đổi thương mại của Việt Nam.

Nhiều bài toán kinh tế phải có hướng giải quyết khác chỉ trong một thời gian ngắn. Đường lối Đổi mới thông qua tại Đại hội VI của Đảng bắt đầu vực dậy sinh lực và tiềm năng của đất nước.

Số người ra đi bất hợp pháp có giảm, thay vào đó là những đợt xuất cảnh theo Chương trình ra đi có trật tự và theo diện đoàn tụ gia đình.

Cộng đồng người Việt sống ở nước ngoài đông và đa dạng hơn thời kỳ trước 1975.

GS.TS Nguyễn Ngọc Trân
GS.TS Nguyễn Ngọc Trân

Công tác vận động kiều bào trong quyết sách Đổi Mới

Nhận nhiệm vụ trong bối cảnh đó, tôi ý thức trách nhiệm nặng nề mà Đảng và Nhà nước giao cho, và nhận thức rằng công tác kiều bào phải thể hiện đường lối Đổi mới chung. Một tháng sau, sau khi bàn bạc trong tập thể Ban VKTW, tôi đến báo cáo với Thủ tướng dự kiến triển khai nhiệm vụ được giao.

Thủ tướng lắng nghe, hỏi thêm và nhấn mạnh phải sớm đến với kiều bào, một mặt, trình bày thật rõ ràng tình hình thực tế đất nước và đường lối đổi mới để kiều bào thấy cái thế của đất nước; mặt khác, lắng nghe ý kiến, kể cả những ý kiến khó nghe nhất và nguyện vọng mà kiều bào đề đạt để xây dựng chính sách.

Điểm xuất phát là phải xem kiều bào, ra đi vì bất cứ lý do gì, vào thời điểm nào, đều là con dân của Tổ quốc Việt Nam; phải tin rằng mọi người Việt Nam đều có lòng yêu nước, những thành tựu của đường lối Đổi mới sẽ thổi bùng lên lòng yêu nước đó, gắn kết bà con với quê hương.

Thủ tướng căn dặn, đất nước còn nghèo, chậm phát triển, phải quý trọng chất xám, nhất là của những người có thực tài muốn góp phần xây dựng đất nước, trong khoa học công nghệ cũng như trong văn hóa nghệ thuật. Thủ tướng nhắc phải chung thủy với kiều bào ở Thái Lan, Lào và Campuchia, những cộng đồng đã hy sinh không kể xiết trong suốt hai cuộc kháng chiến.

Từ những ý kiến chỉ đạo trên, Ban VKTW, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Văn phòng Chính phủ, tổ chức Hội nghị Việt kiều Xuân Quý Dậu 1993 trong hai ngày 8 và 9/2/1993. Thủ tướng và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã tham dự hội nghị và trực tiếp nghe ý kiến của kiều bào.

Sự quan tâm của Thủ tướng đến ý kiến của kiều bào thể hiện qua việc chưa đầy ba tuần sau Hội nghị, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng về các việc cần triển khai: nghiên cứu việc Việt kiều mong muốn mang hai quốc tịch để thuận tiện cho việc làm ăn sinh sống tại nước sở tại (giao cho Bộ Tư pháp); về những biện pháp khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước (Ủy ban nhà nước về hợp tác và đầu tư trình); về nhập xuất cảnh, cư trú và đi lại của kiều bào (Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ và Ban VKTW có văn bản hướng dẫn); đồng ý về nguyên tắc việc thành lập ngân hàng Việt kiều ở Việt Nam (Ban VKTW và Ngân hàng nhà nước nghiên cứu ý kiến đề xuất của Việt kiều tại hội nghị, xây dựng phương án chi tiết trình Thủ tướng Chính phủ); đồng ý về nguyên tắc việc thành lập Trung tâm đào tạo, chuyển giao công nghệ Việt kiều cho người đã trưởng thành (Ban VKTW và các ngành có liên quan làm việc với các Việt kiều đã đề xuất tại hội nghị, xây dựng phương án chi tiết trình Thủ tướng Chính phủ); đồng ý cho Ban VKTW sử dụng cơ chế tư vấn của trí thức Việt kiều giúp Chính phủ trong một số lĩnh vực công tác (Ban VKTW tham khảo ý kiến của các Bộ ngành liên quan, xây dựng chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và quy chế hoạt động của các ban tư vấn trình Thủ tướng xem xét, quyết định).

Nhìn lại, nhiều nội dung đã được thực hiện, có việc nhanh sau đó, có việc nhiều năm sau, và một số nội dung chưa thực hiện được. Nhiều giáo sư trong và ngoài nước đề xuất sớm tổ chức một hội nghị tư vấn với nội dung giáo dục đại học Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI.

Ban VKTW và Bộ Giáo dục và Đào tạo tích cực phối hợp chuẩn bị và đã trình đề án hội nghị tư vấn này với Giáo sư Nguyễn Đình Tứ, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, rồi sau đó với Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Nhận được sự đồng ý của hai đồng chí, Hội nghị tư vấn về giáo dục đại học Việt Nam trước thách thức của thế kỷ XXI đã được tổ chức Xuân Giáp Tuất, tháng 2 năm 1994.

Hơn 110 chuyên gia trong và ngoài nước, trong đó 43 người từ 11 nước bên ngoài về, đã làm việc trong suốt ba ngày liền, thảo luận sâu và không hề cảm thấy một sự ngăn cách nào, trên 7 chuyên đề: (1) Hệ thống giáo dục đại học về cơ cấu trình độ và cơ cấu loại trường; (2) Hệ thống giáo dục đại học phân bố trên lãnh thổ; (3) Vấn đề quản lý hệ thống đại học; (4) Những biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo đại học; (5) Những biện pháp để gắn giảng dạy và nghiên cứu khoa học với phát triển kinh tế xã hội; (6) Những biện pháp để tăng cường hợp tác quốc tế và huy động chuyên gia người Việt ở nước ngoài góp phần xây dựng giáo dục đại học Việt Nam; (7) Trong điều kiện GDP của Việt Nam còn thấp, có những biện pháp gì để có nguồn tài chính cần thiết cho giáo dục đại học.

Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, trong số các công việc cần triển khai ngay, Ban VKTW, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đã phối hợp với các Bộ ngành liên quan, chuẩn bị trình Bộ Chính trị Dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về chính sách và công tác đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị đã được ban hành ngày 29/11/1993.

Văn kiện khẳng định “NVNONN là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”; “Tinh thần người Việt Nam yêu nước Việt Nam phải vượt lên trên những khác biệt về tôn giáo, dân tộc, hoàn cảnh kinh tế và cả sự khác nhau về chính kiến”.

Chính sách và công tác NVNONN phải đáp ứng những yêu cầu chính là bảo vệ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài; nâng cao ý thức cộng đồng, tăng cường đoàn kết tương trợ, đùm bọc lẫn nhau, (…), cùng nhau gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và phẩm giá con người Việt Nam, tôn trọng luật pháp nước sở tại, hòa nhập với xã hội và nhân dân nước sở tại; giúp kiều bào hiểu tình hình đất nước, phát huy khả năng góp phần xây dựng quê hương, kết hợp lợi ích của mình và của đất nước.

Trong các chính sách và biện pháp, văn kiện nêu rõ: ưu tiên mời chuyên gia là người Việt Nam trong các chương trình, dự án hợp tác đa phương và song phương với bên ngoài; mời giáo sư và chuyên gia về giảng dạy ở các trường đại học, hoặc tham gia các chương trình nghiên cứu triển khai, kể cả trong lĩnh vực quản lý vĩ mô; thành lập Ủy ban về NVNONN thay Ban VKTW và kiện toàn cơ quan này.

Khoảng thời gian làm việc ở Ban VKTW và sau đó ở Ủy ban về NVNONN trực thuộc Chính phủ, tôi được tham gia đoàn của Thủ tướng Chính phủ trong các chuyến thăm chính thức Australia, Pháp, Bỉ, CHLB Đức, Anh, Cuba và Campuchia. Điều này thể hiện mối quan tâm mà Thủ tướng dành cho công tác kiều bào.

Mỗi chuyến công tác, mặc dù rất bận, Thủ tướng vẫn dành sự quan tâm gọi riêng tôi và những thành viên khác có liên quan để nhận xét và góp những ý kiến sâu sắc về công tác vận động cộng đồng người Việt ở địa bàn trong mối quan hệ với chính quyền nước sở tại.

Lúc ở Cuba, Thủ tướng phân công tôi làm việc với các đồng chí nước bạn, trao đổi kinh nghiệm vận động kiều dân.

GS.TS Nguyễn Ngọc Trân (hàng sau, thứ 2 từ trái qua) cùng với Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
GS.TS Nguyễn Ngọc Trân (hàng sau, thứ 2 từ trái qua) cùng với Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Một số chuyên gia NVNONN đã có dịp làm việc với Thủ tướng, đề xuất những ý kiến tư vấn trên nhiều lĩnh vực. Thái độ ân cần, cởi mở, lắng nghe và chân tình trao đổi của Thủ tướng đã để lại ấn tượng khó quên, một sự kính trọng nhưng gần gũi nơi người đối thoại, cho dù kiều bào đó là trí thức ở Pháp, ở CHLB Đức, ở Anh, nhà kinh tế, nhà báo ở Hoa Kỳ, doanh nghiệp ở Australia.

Tháng 11/1997, Hội nghị cấp cao lần thứ 7 Cộng đồng các nước sử dụng tiếng Pháp được tổ chức tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tiếp đón một hội nghị quốc tế quy mô lớn, ở cấp nguyên thủ quốc gia.

Tháng 3/1996, tôi nhận được quyết định thôi giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban về NVNONN để nhận nhiệm vụ mới là Phó Chủ tịch chuyên trách của Ủy ban quốc gia tổ chức Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 7. Sau Hội nghị cấp cao Pháp ngữ, tháng 11/1997 tôi được chuyển về công tác chuyên trách ở Quốc hội, với nhiệm vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại.

Dù ở vị trí công tác nào, tôi vẫn đinh ninh lời dặn của cố Thủ tướng Võ văn Kiệt: “Xây dựng hệ thống chính sách, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vận động cộng đồng có kết quả, là ba quá trình có quan hệ hỗ tương. Không thể nóng vội nhưng phải làm hết sức tích cực”.

Hướng về tương lai

Việc kết nối kiều bào với đất nước ngày nay thuận lợi hơn trước đây nhiều. Đất nước yên bình, cuộc sống không ngừng đi lên mặc dù chịu ảnh hưởng không ít của tình hình thế giới ngày càng biến động và bất định, vị thế của đất nước trên thế giới ngày càng nâng cao và được công nhận là một hình mẫu phát triển thành công của một nước đang phát triển.

Cũng đã có nhiều thay đổi về phía kiều bào. Đã có ít nhất một thế hệ đã trưởng thành, đang tham gia vào đời sống tại các nước sở tại, tiếp cận những tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến nhất. Cộng đồng người Việt được các nước sở tại công nhận là nghiêm túc và thành đạt.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn Trí thức, chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024. (Ảnh: scov.gov.vn)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn Trí thức, chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024. (Ảnh: Tuấn Anh)

Khoa học công nghệ ngày rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian với gia đình và đồng nghiệp ở trong nước, là một tiền đề thuận lợi cho cộng tác, hợp tác trong-ngoài nước. Các thế lực thù địch, chống phá Nhà nước Việt Nam ngày càng mất dần ảnh hưởng lên cộng đồng.

Trong bối cảnh mới này, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài đã được Thủ tướng Chính phù Phạm Minh Chính chỉ đạo rất sâu sát. Tôi chỉ xin đóng góp một vài suy nghĩ nhỏ.

Những thuận lợi cho công tác kết nối kiều bào khi mối bang giao giữa Việt Nam với các nước mở rộng và đi vào chiều sâu càng được phát huy khi tâm tư, nguyện vọng và khả năng tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước một mặt, những vướng mắc mặt khác được nắm bắt và giải quyết kịp thời.

Nói cách khác, công tác vận động không mất đi mà được thể hiện dưới những dạng thức khác, bằng những việc làm đúng lúc, cụ thể. Thái độ chân thành, vì lợi ích của đất nước mà giải quyết các vướng mắc sẽ kết nối kiều bào nhiều và bền chặt hơn nữa với đất nước.

Kiều bào nhận thức khá rõ những thách thức mà Việt Nam đang đối diện: biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai bão lũ, an ninh nguồn nước, “bẫy thu nhập trung bình” trong quá trình vươn tới nền kinh tế có mức thu nhập cao...

Nhận thức này đưa kiều bào đến gần với quê hương và thôi thúc kiều bào, trong chừng mực có thể, tham gia vào tiến trình đi lên của đất nước.

Tôi tin rằng Ủy ban Nhà nước về NVNONN, các cơ quan đại diện ngoại giao phát huy những kết quả đã đạt được, sẽ thành công hơn nữa trong công tác vận động, luôn là mái nhà chung của kiều bào, đề xuất với Đảng và Nhà nước những cơ chế, chính sách tạo điều kiện để cộng đồng ngày càng gắn bó và tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước.

Nguyễn Ngọc Trân

Giáo sư Tiến sĩ khoa học, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước (1980-1992), nguyên Trưởng Ban VKTW, Chủ nhiệm Ủy ban về NVNONN (1992-1996), nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội (1997-2007), Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, XI (1992-2007)

Theo scov.gov.vn
Nguồn:

Tin bài liên quan

5 hoạt động lớn gắn kết kiều bào với quê hương trong tháng 4

5 hoạt động lớn gắn kết kiều bào với quê hương trong tháng 4

Chiều 24/3, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao tổ chức gặp gỡ báo chí nhằm thông tin về một số hoạt động do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức dành cho kiều bào trong quý II/2025.
Trường Sa - Điểm hẹn thiêng liêng của người Việt xa xứ

Trường Sa - Điểm hẹn thiêng liêng của người Việt xa xứ

Trái tim kiều bào luôn hướng về Trường Sa, mang theo lòng tự hào và quyết tâm đồng hành cùng quê hương trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Tăng cường phối hợp triển khai công tác hỗ trợ kiều bào

Tăng cường phối hợp triển khai công tác hỗ trợ kiều bào

Ngày 25/2/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã đồng chủ trì cuộc làm việc giữa hai cơ quan nhằm rà soát kết quả triển khai công tác phối hợp trong năm 2024 và trao đổi, thảo luận về một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025.

Các tin bài khác

Tổng Bí thư: Xây dựng cộng đồng người Việt Nam tại Singapore ngày càng vững mạnh

Tổng Bí thư: Xây dựng cộng đồng người Việt Nam tại Singapore ngày càng vững mạnh

Tổng Bí thư đề nghị bà con tiếp tục đoàn kết một lòng, chung tay xây dựng cộng đồng phát triển, quảng bá vẻ đẹp Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, làm cầu nối vững chắc trong quan hệ Việt Nam-Singapore.
Nhà làm phim Hân Lê: để vẻ đẹp tà áo dài Việt trường tồn với thời gian

Nhà làm phim Hân Lê: để vẻ đẹp tà áo dài Việt trường tồn với thời gian

The Long Dress sẽ dẫn dắt khán giả vào một hành trình xuyên suốt nhiều thành phố và châu lục, nơi tà áo dài không chỉ là một trang phục truyền thống mà còn trở thành một phương tiện biểu đạt văn hóa. Bộ phim tài liệu khám phá cách áo dài giúp người Việt trên khắp thế giới kết nối với di sản, đồng thời tìm lại và khẳng định bản sắc riêng.
Việt Nam có 6 nhà khoa học đoạt giải thưởng sáng tạo châu Á

Việt Nam có 6 nhà khoa học đoạt giải thưởng sáng tạo châu Á

Giải thưởng sáng tạo châu Á của quỹ toàn cầu Hitachi vừa xướng tên 15 nhà khoa học đạt giải năm 2024, trong đó Việt Nam thắng lớn với 2 giải xuất sắc và 4 giải khuyến khích.
Cuộc gặp gỡ bất ngờ với TS.Lê Duy Hưng – Người nối nhịp cầu hợp tác Việt Nam - Nhật Bản

Cuộc gặp gỡ bất ngờ với TS.Lê Duy Hưng – Người nối nhịp cầu hợp tác Việt Nam - Nhật Bản

Tình cờ gặp lại TS. Lê Duy Hưng trong một sự kiện sinh nhật 10 năm Công ty CP Hợp tác Y tế Việt Nam, tôi không khỏi ngạc nhiên khi nhận ra anh – người thầy, người kết nối không mệt mỏi giữa hai đất nước Việt Nam - Nhật Bản. Đã lâu không gặp, nhưng dáng vẻ đĩnh đạc, giọng nói nhiệt huyết và ánh mắt tràn đầy năng lượng của anh vẫn như ngày nào.

Đọc nhiều

Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar ghi sổ tang tưởng niệm nạn nhân trong thảm họa động đất

Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar ghi sổ tang tưởng niệm nạn nhân trong thảm họa động đất

Ngày 1/4 tại Hà Nội, Đoàn Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar (Hội) do ông Chu Công Phùng, Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam để chia buồn, ghi sổ tang tưởng niệm các nạn nhân trong thảm họa động đất xảy ra tại Myanmar ngày 28/3.
UNDP hỗ trợ Quảng Trị cải thiện dịch vụ công

UNDP hỗ trợ Quảng Trị cải thiện dịch vụ công

Dự án do Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tài trợ nhằm cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ hành chính công cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hướng Hóa và Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
U17 nữ Thái Lan đến Việt Nam, sẵn sàng cho trận bóng đá giao hữu

U17 nữ Thái Lan đến Việt Nam, sẵn sàng cho trận bóng đá giao hữu

Trưa 1/4, đội tuyển U17 nữ quốc gia Thái Lan đã tới sân bay Nội Bài (Hà Nội), sẵn sàng cho trận đấu giao hữu với đội tuyển U17 nữ quốc gia Việt Nam. Trận đấu sẽ diễn ra vào 15h00 ngày 3/4 tại sân bóng của Học viện Cảnh sát nhân dân (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội).
Trải nghiệm không gian văn hóa Ả Rập, Hồi giáo tại Hà Nội

Trải nghiệm không gian văn hóa Ả Rập, Hồi giáo tại Hà Nội

Ngày 31/3/2025 tại Hà Nội, Đại sứ quán Vương quốc Ả-rập Xê-út đã chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán một số quốc gia Ả Rập và Hồi giáo tại Việt Nam như Kuwait, Palestine, Libya, Bangladesh, Pakistan, Kazakhstan, Brunei, Malaysia, Iran… tổ chức lễ Eid al- Fitr (Lễ xả chay).
Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Sáng 2/4, các Biên đội tàu 263, 261 (thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (tỉnh Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với các Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Chiến sĩ mới Vùng 5 Hải quân tham quan, học tập tại Trại giam Phú Quốc

Chiến sĩ mới Vùng 5 Hải quân tham quan, học tập tại Trại giam Phú Quốc

Ngày 22/3, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Tiểu đoàn 563, Vùng 5 Hải quân tổ chức tham quan, học tập tại Di tích Trại giam Tù binh Cộng sản Việt Nam/Phú Quốc (gọi tắt là Trại giam Phú Quốc). Hoạt động có sự tham gia của hàng trăm chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025 tại đơn vị.
Sĩ quan trẻ góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển

Sĩ quan trẻ góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển

Ngày 21/3, tại thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam chủ trì phối hợp Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Lào tổ chức Tọa đàm, giao lưu sĩ quan trẻ Bộ đội Biên phòng Việt Nam - Lào với chủ đề “Tăng cường hợp tác xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển”.
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
cong dan 16 nuoc nao duoc mien thi thuc nhap canh viet nam tu 132025
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9/2025, dự báo trên phạm vi cả nước sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như nắng nóng, mưa lớn và dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng.
Những điểm đến ưa chuộng trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Những điểm đến ưa chuộng trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 dù ngắn nhưng vẫn là dịp lý tưởng để du khách tận hưởng những chuyến đi đầy trải nghiệm, mang lại giá trị ý nghĩa, kết hợp giữa nghỉ dưỡng và khám phá văn hóa.
Vé máy bay cao điểm dịp lễ 30/4 - 1/5: Những thông tin cần biết và cách săn vé hợp lý

Vé máy bay cao điểm dịp lễ 30/4 - 1/5: Những thông tin cần biết và cách săn vé hợp lý

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không tăng mạnh. Các hãng hàng không đã lên kế hoạch tăng cường chuyến bay đến nhiều điểm du lịch.
Thời tiết hôm nay (31/3): Hà Nội mưa nhỏ, trời rét

Thời tiết hôm nay (31/3): Hà Nội mưa nhỏ, trời rét

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 31/3.
Liên tục phá đỉnh, giá vàng nhiều triển vọng tăng tiếp

Liên tục phá đỉnh, giá vàng nhiều triển vọng tăng tiếp

Giá vàng trên thế giới tiếp tục đà tăng mạnh, dự báo sẽ đạt hàng loạt mốc kỷ lục mới.
Thời tiết hôm nay (28/3): Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Thời tiết hôm nay (28/3): Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo, đêm 28/3, không khí lạnh ảnh hưởng đến miền Bắc, kéo nhiệt độ thấp nhất xuống dưới 13 độ C ở vùng núi, đồng bằng dưới 15 độ C.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

Phiên bản di động