19 FTA đưa Việt Nam thành cửa ngõ quan trọng của thế giới
Các doanh nghiệp châu Âu quan tâm đến nhiều lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam
Năng lượng sạch, điện gió, điện mặt trời, lâm nghiệp, nông nghiệp hiện đại, y tế, các lĩnh vực liên quan đến công nghiệp điện tử… là những lĩnh vực các doanh nghiệp châu Âu đang quan tâm và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
|
Việt Nam giữ vị trí quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Canada
Ngày 24/10, Bộ Thương mại, Việc làm và Phát triển kinh tế tỉnh bang Ontario đã phối hợp Thương vụ Việt Nam tại Canada tổ chức Hội thảo nhằm sơ kết 5 năm thực hiện CPTPP.
|
Việt Nam đã và đang tham gia 19 FTA song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Trong đó, 16/19 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục, với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu... đây cũng chính là cơ sở, là nền tảng đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương. Đồng thời, khi đầu tư vào Việt Nam, các đối tác có thể tiếp cận với hầu hết các thị trường trên thế giới.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, các FTA không chỉ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn hỗ trợ UBND các tỉnh, thành phố mở rộng kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Đơn cử, đối với Đắk Lắk, tận dụng lợi thế từ các FTA, hiện nay hàng hóa của tỉnh đã xuất khẩu đến hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ; mang sản phẩm, hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng tại nhiều thị trường lớn trên thế giới.
Về phía doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Huyền, Tổng giám đốc Vinasamex cho biết, hiện nay Vinasamex đã xuất khẩu các sản phẩm quế, hồi sang nhiều thị trường có FTA. Trước đây, khi chưa có thương hiệu, doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường đại trà, dễ tính. Nhưng những năm gần đây, nhờ “đòn bẩy” của các FTA, doanh nghiệp tập trung vào những sản phẩm giá trị cao cấp để xuất khẩu vào những thị trường khó tính, như EU, Canada, Mỹ, Nhật Bản...
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 354,5 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 328,5 tỷ USD.
Năm 2023, cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư ước đạt 26 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.
Có thể nói, những kết quả này đến từ các giải pháp khắc phục khó khăn, mở cửa thị trường của Chính phủ, các bộ, ngành và của cộng đồng doanh nghiệp, nổi bật trong đó là sự chủ động trong việc thúc đẩy thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của Bộ Công Thương.
Bên cạnh các thị trường truyền thống, ngành Công Thương đã thúc đẩy, đàm phán tiến tới ký kết các FTA với Hiệp hội Mậu dịch Tự do châu Âu (EFTA), Cộng đồng Thị trường Nam Mỹ (MERCOSUR), UAE và Canada... để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng.
Với Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (FTA Việt Nam - EFTA), cho đến nay, hai bên đã trải qua 16 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên đàm phán cấp Trưởng đoàn và cấp kỹ thuật. Hiện tại, hai Bên đã xác định được các vấn đề còn tồn tại trong các lĩnh vực quan trọng của Hiệp định như thương mại hàng hóa, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ.
Còn với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA), VIFTA được ký kết đánh dấu thành quả nỗ lực không mệt mỏi của cả hai nước sau quãng thời gian 7 năm với 12 phiên đàm phán. Israel là quốc gia đầu tiên tại khu vực Tây Á mà Việt Nam ký kết FTA. Thông qua VIFTA, Việt Nam có thể thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh không chỉ sang Israel mà còn có cơ hội tiếp cận các thị trường khác tại Trung Đông, Bắc Phi và Nam Âu...
Đối với Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam (FTA) và Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Bộ Công Thương đã chủ trì tham gia một số phiên đàm phán trong năm 2023.
Hiện nay, phạm vi đối tác FTA của Việt Nam đã khá rộng và toàn diện. Vì vậy, trong từ 3-5 năm tới sẽ chạm đến các dấu mốc quan trọng của nhiều Hiệp định và dần tiến đến tự do hóa thuế quan hầu hết các mặt hàng nhập khẩu với các đối tác thương mại chính.
Để tối ưu hóa những tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế đến nền kinh tế, trong năm 2024 cũng như các năm tiếp theo, Bộ Công Thương sẽ đặt trọng tâm hàng đầu vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA, nhất là từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: CPTPP, EVFTA, UKVFTA, Hiệp định của ASEAN với các đối tác. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác cảnh báo sớm về biện pháp phòng vệ thương mại của các nước đối tác.
VIFTA sẽ là xung lực thúc đẩy thương mại Việt Nam - Israel sớm đạt mức 3-4 tỷ USD
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã cho biết như vậy tại "Diễn đàn Kinh tế và Giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Israel" được tổ chức tại Hà Nội sáng 16/8. Tham dự diễn đàn có trên 150 hiệp hội, công ty, tập đoàn sản xuất, xuất nhập khẩu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của Việt Nam và Israel.
|
Việt Nam - Vương quốc Anh tận dụng hiệu quả cam kết Hiệp định UKVFTA
Sáng 24/8, tại Hà Nội, Việt Nam và Vương quốc Anh đã tổ chức phiên họp lần thứ 2 của Ủy ban thương mại Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Vương quốc Anh (UKVFTA). Đoàn đại biểu Việt Nam dự họp do Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng làm trưởng đoàn với tư cách đồng chủ tọa, cùng sự tham dự của đại diện Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an.
|