Trang chủ Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
12:20 | 30/12/2023 GMT+7

10 dấu ấn của ngân hàng Việt năm 2023

aa
Dù trải qua một năm đầy biến động, song hệ thống ngân hàng Việt Nam năm qua cho thấy sự vững vàng, đồng hành cùng doanh nghiệp, đảm bảo vai trò huyết mạch trong thanh toán và thúc đẩy nguồn vốn phục vụ nền kinh tế.
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, thao túng thị trường vàng Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, thao túng thị trường vàng
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật, nhất là các hành vi buôn lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng, lợi dụng chính sách đẩy giá của các tổ chức, cá nhân… gây mất ổn định, an toàn thị trường vàng.
Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới chỉ đạt 11,09% Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới chỉ đạt 11,09%
Mức tăng trưởng này thấp hơn so với mức tăng trưởng cùng thời điểm năm trước là 12,87% và còn cách khá xa so với mục tiêu đề ra từ đầu năm là từ 14% - 15%.
10 dấu ấn của ngân hàng Việt năm 2023.

10 dấu ấn của ngân hàng Việt năm 2023.

Năm 2023 khép lại, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đã trải qua một năm với nhiều biến động. Dù nợ xấu nổi lên, dự báo áp lực lớn năm tới, song toàn hệ thống vẫn phát huy được vai trò huyết mạch trong đảm bảo thanh khoản và thanh toán, thúc đẩy nguồn vốn cho nền kinh tế, đồng hành và hỗ trợ được nhất định cho các doanh nghiệp và người dân vay vốn phục hồi sau đại dịch.

Chúng tôi điểm lại 10 dấu ấn nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam trong năm 2023 vừa qua.

1. Bốn lần giảm lãi suất điều hành, duy trì chính sách nới lỏng hỗ trợ nền kinh tế

Sau khi lãi suất tăng nóng trong những tháng cuối năm 2022, sang năm 2023, để theo sát diễn biến thực tế của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tiếp điều chỉnh giảm lãi suất điều hành tới 4 lần với tổng mức giảm 0,5%-2%/năm đối với các loại.

Động thái này được giới phân tích đánh giá là khá táo bạo của Nhà điều hành trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn chưa dừng lại việc nâng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ.

Việc liên tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành được giới phân tích đánh giá là linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường để hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ, qua đó tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2. Lãi suất huy động xuống thấp kỷ lục

Tính đến cuối tháng 12/2023, bình quân lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại đã xuống tới mức quanh 5%/năm, giảm khoảng hơn 3 điểm phần trăm so với cuối năm 2022, thấp hơn cả giai đoạn COVID-19.

Theo giới phân tích, nhu cầu vay vốn thấp của doanh nghiệp và người dân khiến thanh khoản hệ thống ngân hàng dư thừa là nguyên nhân chính khiến lãi suất tiền gửi liên tục giảm sâu.

Sang đầu năm 2024, lãi suất được dự báo có thể tăng nhẹ trở lại khi tình trạng dư thừa tiền của các ngân hàng sẽ không thể kéo dài, một phần do nhu cầu về vốn sẽ gia tăng nên vẫn phải duy trì mặt bằng lãi suất để hút tiền gửi từ người dân.

3. Giá vàng SJC lên mức cao nhất mọi thời đại, kỷ lục chênh với vàng thế giới

Những ngày cuối năm 2023, thị trường chứng kiến những đợt sóng lớn của giá vàng thế giới theo diễn biến của các quyết sách lớn từ các nền kinh tế đầu tàu.

Giá vàng trong nước cũng đã tăng khoảng hơn 10% so với cuối 2022. Giá vàng miếng SJC thường phản ứng khá nhanh với các nhịp tăng của thị trường thế giới. Giá kim loại quý này lập vùng đỉnh 79,3 – 80,35 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào-bán ra vào ngày 26/12 khi giá vàng thế giới vượt ngưỡng 2.070 USD/ounce, cùng triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cùng nhiều ngân hàng trung ương lớn khác có thể bắt đầu chính sách nới lỏng vào đầu năm tới.

Tuy nhiên, với các nhịp điều chỉnh, giá vàng trong nước lại gần như duy trì đi ngang, đôi khi còn chuyển động ngược chiều. Điều này khiến cho khoảng cách giá giữa hai thị trường ngày càng được doãng rộng, hiện đang ở mức cao kỷ lục, quanh 17 triệu đồng/lượng. Khi chênh lệch quá lớn này không còn mang tính thời điểm, mà trở nên kéo dài thì định hình một bất cập lớn trên thị trường.

4. Nhu cầu vốn thấp, tăng trưởng tín dụng cả năm cách xa mục tiêu đề ra

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý 4 do Tổng cục Thống kê (GSO) mới công bố, tính đến thời điểm 21/12/2023, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 11,09%, thấp hơn so với mức tăng trưởng cùng thời điểm năm trước là 12,87% và còn cách khá xa so với mục tiêu đề ra từ đầu năm là từ 14% - 15%.

075245343-8277.jpeg

Theo giới phân tích, mặc dù lãi suất cho vay đã giảm khá nhiều so với cuối năm trước, nhưng nhu cầu vay vốn của người dân và doanh nghiệp vẫn hết sức khiêm tốn khi doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn, không có đơn hàng. Trong khi đó, thị trường bất động sản vẫn chưa thực sự “rã băng”, nguồn vốn ngân hàng chưa thể “chảy” vào các dự án.

5. Nợ xấu tiếp tục tăng cao trong khi bộ đệm dự phòng của ngân hàng suy yếu

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trình Quốc hội mới đây cho biết áp lực nợ xấu lên hệ thống các tổ chức tín dụng đang tiếp tục gia tăng trong thời gian qua, khi diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước có nhiều điểm bất lợi, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng.

Đến cuối tháng 7, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 3,56%, cao hơn nhiều so với mức 2% cuối năm 2022 và cao hơn gấp đôi so với mức 1,69% cuối năm 2020. Trong trường hợp không bao gồm 5 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 1,92%.

Nếu tính cả nợ bán mà Công ty Quản lý tài sản (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thì tỷ lệ này đã lên tới 6,16% tổng dư nợ. Nếu không tính 3 ngân hàng mua lại bắt buộc, DongA Bank và SCB thì tỷ lệ nợ xấu tiềm ẩn ở mức 3,82%.

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng, nhưng dự phòng rủi ro không tăng tương xứng, khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu (số dư dự phòng/tổng nợ xấu) của ngành ngân hàng suy giảm.

Theo thống kê của WiChart, số dư dự phòng rủi ro vào cuối quý 3/2023 của các ngân hàng niêm yết ở mức 196.550 tỷ đồng, tăng 16,6% so với cuối năm 2022. Trong cùng khoảng thời gian, số dư nợ xấu tăng 52,7%, lên gần 210.000 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ 123% cuối năm 2022 xuống 94% vào cuối quý 3/2023.

6. Gói hỗ trợ lãi suất 2% không như kỳ vọng

Với mục tiêu nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh thuộc một số nhóm ngành lĩnh có thể sớm phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch, tháng 5/2022, Chính phủ đưa ra gói hỗ trợ lãi suất 2% với tổng giá trị lên tới 40 nghìn tỷ đồng.

Đây là gói hỗ trợ được lấy từ từ ngân sách nhà nước thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi; cho vay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân mua, thuê và thuê mua.

Tuy nhiên, báo cáo cho thấy, đến cuối tháng 7/2023, số tiền hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh mới chỉ đạt khoảng 681 tỷ đồng, tương đương 1,7% nguồn lực bố trí để thực hiện chính sách, trong đó riêng 7 tháng năm 2023 đạt khoảng 547 tỷ đồng.

Theo Chính phủ, chính sách có kết quả triển khai thấp, dự kiến đến hết năm 2023 sẽ chỉ giải ngân được khoảng 1.408 tỷ đồng, còn khoảng 38.592 tỷ đồng không sử dụng hết.

Qua khảo sát và báo cáo của các ngân hàng thương mại, được biết, vướng mắc lớn nhất khiến kết quả giải ngân gói hỗ trợ lãi suất còn thấp là các doanh nghiệp e ngại khi tham gia chương trình hỗ trợ giảm lãi suất, phải tuân thủ các thủ tục liên quan đến hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán về sau.

Bên cạnh đó, theo quy định, để được hưởng hỗ trợ, các doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện có khả năng trả nợ và có khả năng phục hồi. Trong khi, theo các ngân hàng, dù đánh giá doanh nghiệp có khả năng trả nợ, tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế có sự biến động lớn hiện nay, việc đánh giá doanh nghiệp có khả năng phục hồi hay không là rất khó khăn.

7. Tiếp tục tăng vốn điều lệ, nguồn lực các ngân hàng không ngừng được củng cố

Trong báo cáo gửi tới Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, đã trình và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV về một số nội dung tăng vốn điều lệ của Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước số tiền 17.100 tỷ đồng, trong đó năm 2023 là 6.753 tỷ đồng và năm 2024 là 10.347 tỷ đồng.

Đối với 3 ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ bao gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, NHNN đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung vốn nhà nước cho BIDV từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021 và chỉ đạo Vietcombank, VietinBank hoàn thiện lại phương án tăng vốn từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bên cạnh việc tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ hàng năm, các ngân hàng cũng đang xây dựng phương án tăng vốn điều lệ thông qua hình thức chào bán cổ phần riêng lẻ (Vietcombank, BIDV).

Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, NHNN đã có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ đối với 21 ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó, việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này chủ yếu là từ nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng (lợi nhuận để lại và các quỹ dự trữ).

8. Tiếp tục cơ chế hỗ trợ cơ cấu lại nợ

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có thêm thời gian phục hồi sản xuất kinh doanh, ngân hàng tránh phát sinh nhiều nợ xấu và nguy cơ bị hạn chế tín dụng, cuối tháng 4/2023, NHNN ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.

Theo thông tư này, doanh nghiệp được giãn nợ có thêm thời gian tối đa 12 tháng để cơ cấu tài chính, chờ đợi thị trường cải thiện và có cơ hội hồi phục sản xuất kinh doanh.

9. Tiếp tục xử lý ngân hàng yếu kém

Việc xử lý ngân hàng yếu kém đang được Chính phủ rất quan tâm. Hiện 5 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, gồm Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank), Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongABank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).

Đầu tháng 5/2023, NHNN cho biết, đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, trong đó có 3 ngân hàng mua bắt buộc (CBBank, OceanBank, GPBank) và Ngân hàng Đông Á.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Kiểm toán Nhà nước, phương án xử lý các ngân hàng yếu kém rất chậm, kéo dài từ 2015 đến nay chưa dứt điểm.

Tại phiên họp thường kỳ tháng 11, Chính phủ giao NHNN, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong năm 2023 thực hiện xử lý xong ít nhất từ 2 đến 3 ngân hàng và dự án yếu kém.

10. Một loạt ngân hàng được nâng hạng tín nhiệm

Theo cập nhật mới nhất được Tổ chức xếp hạng Fitch Ratings phát hành hồi giữa tháng 12/2023, 8 ngân hàng lớn tại Việt Nam đã được tổ chức này nâng hạng tín nhiệm.

Cụ thể, trong đợt nâng hạng lần này có 3 đại diện ngân hàng nước ngoài bao gồm HSBC, ANZ, Standard Chartered và 5 ngân hàng lớn trong nước gồm Vietcombank, MB, VietinBank, Agribank, ACB.

Động thái của Fitch Ratings theo sau việc nâng xếp hạng mức trần tiền gửi ngoại tệ dài hạn của Việt Nam (IDR) lên mức BB+ từ mức BB, triển vọng ổn định.

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh thanh tra việc sử dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng của nhà băng Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh thanh tra việc sử dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng của nhà băng
Thủ tướng yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc sử dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng được giao của các tổ chức tín dụng, bảo đảm dòng vốn tín dụng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế.
Hỗ trợ từ đồng USD yếu, giá vàng tiếp tục tăng Hỗ trợ từ đồng USD yếu, giá vàng tiếp tục tăng
Giá vàng trong nước liên tiếp lập đỉnh mới trong bối cảnh trên thị trường thế giới, giá kim loại quý cũng lên cao nhất 3 tuần khi các nhà giao dịch tìm tới vàng với dự đoán Mỹ sẽ hạ lãi suất vào năm tới.
Trần Thúy
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tỷ giá USD/VND có thể tăng 6% trong năm nay

Tỷ giá USD/VND có thể tăng 6% trong năm nay

Theo đánh giá của chuyên gia, kết quả cuộc bầu cử Tổng thống của Mỹ tới đây sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam, đặc biệt là vấn đề tỷ giá.
11 cổ đông nắm 35% vốn điều lệ ngân hàng MSB

11 cổ đông nắm 35% vốn điều lệ ngân hàng MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - MSB vừa công bố danh sách các cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên theo Khoản 5 Điều 49 Luật các TCTD năm 2024.
Giá vàng SJC đi ngang bất chấp vàng thế giới giảm mạnh

Giá vàng SJC đi ngang bất chấp vàng thế giới giảm mạnh

Giá vàng trong nước sáng nay không có nhiều biến động bất chấp trên thị trường thế giới, giá kim loại quý mất mốc 2.400 USD/ounce.

Các tin bài khác

Thêm nhiều Bluechips nâng đỡ thị trường, VN-Index đóng cửa cao nhất phiên

Thêm nhiều Bluechips nâng đỡ thị trường, VN-Index đóng cửa cao nhất phiên

Trong 2/3 phiên giao dịch, thị trường đã có những phản ứng tích cực hơn về điểm số. Nhóm cổ phiếu Bluechips thêm nhiều mã hồi phục tích cực để đưa VN-Index trở lại trên mốc 1.240 điểm.
11 cổ đông nắm 35% vốn điều lệ ngân hàng MSB

11 cổ đông nắm 35% vốn điều lệ ngân hàng MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - MSB vừa công bố danh sách các cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên theo Khoản 5 Điều 49 Luật các TCTD năm 2024.
Thị trường còn thiếu tự tin, chỉ một số Bluechips có nỗ lực gỡ điểm

Thị trường còn thiếu tự tin, chỉ một số Bluechips có nỗ lực gỡ điểm

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn bị "nhuốm đỏ" như nhiều chỉ số khu vực. Tuy nhiên, đà giảm của VN-Index không đáng kể nhờ những nỗ lực kéo giá của một số mã lớn như BCM, VIC.
Giá vàng SJC đi ngang bất chấp vàng thế giới giảm mạnh

Giá vàng SJC đi ngang bất chấp vàng thế giới giảm mạnh

Giá vàng trong nước sáng nay không có nhiều biến động bất chấp trên thị trường thế giới, giá kim loại quý mất mốc 2.400 USD/ounce.

Đọc nhiều

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trang trọng tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để bày tỏ lòng thành kính, niềm tiếc thương và tri ân với Người.
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Hội hữu nghị các nước gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Hội hữu nghị các nước gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Ngày 25/7, nhiều tổ chức phi chính phủ, hội hữu nghị và tổ chức quốc tế trên khắp thế giới đã gửi thư, điện và thông điệp chia buồn đến Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, các tổ chức thành viên và nhân dân Việt Nam, thể hiện sự tiếc thương và tình cảm sâu sắc trước sự ra đi của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
[Ảnh] Bạn bè quốc tế tới Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

[Ảnh] Bạn bè quốc tế tới Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, tại nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), nhiều đoàn quốc tế đã vào viếng, dâng hương, tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Các hội, đoàn và cá nhân tại Nhật Bản thắp hương, ghi sổ tang vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các hội, đoàn và cá nhân tại Nhật Bản thắp hương, ghi sổ tang vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka (Nhật Bản) đã tổ chức Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và mở sổ tang.
Vùng 5 Hải quân: nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, người có công

Vùng 5 Hải quân: nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, người có công

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân các gia đình chính sách, người có công với cách mạng như: dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ; tặng “Nhà tình nghĩa”, “Nhà đại đoàn kết”...
Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Sa

Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Sa

Sáng nay 25/7, nghi lễ treo cờ rủ được tiến hành tại Trường Sa, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lữ đoàn 127 gặp mặt, tặng quà thân nhân thương binh, bệnh binh

Lữ đoàn 127 gặp mặt, tặng quà thân nhân thương binh, bệnh binh

Chiều 24/7, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Lữ đoàn 127, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức gặp mặt, tặng quà quân nhân là con thương binh, bệnh binh đang công tác tại đơn vị nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024). Thượng tá Nguyễn Lương Khuyên, Chính ủy Lữ đoàn chủ trì buổi gặp mặt.
video xuc dong gio phut tien dua tong bi thu nguyen phu trong tren duong pho ha noi
inforgraphics ha noi phan luong giao thong phuc vu le quoc tang
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
bo doi hai quan vung 5 cuu tau ca ngu dan mac can
dong dien yoga huong den mot the gioi hoa binh va huu nghi
ra mat sach uy ban viet nam doan ket va hop tac a phi my latinh nhung chang duong nhung nguoi ban
video doc dao nhung ngoi lang viet tren dat trung hoa
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động